Tiếp cận nghiên cứu Chủ thuyết phát triển của Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh (02/02/2013)
Nghiên cứu Chủ thuyết phát triển của Việt Nam là nghiên cứu lý luận phát triển xã hội kết hợp với tổng kết thực tiễn phát triển xã hội ở Việt Nam qua những thời kỳ lịch sử nhất định, đặc biệt ở thế kỷ XX và hiện nay. Đề tài “Chủ thuyết phát triển của Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh và vận dụng chủ thuyết đó trong những năm đầu thế kỷ XXI (hướng tầm nhìn tới năm 2020 và 2045)” là đề tài độc lập cấp Nhà nước được Hội đồng Lý luận Trung ương triển khai tổ chức nghiên cứu từ năm 2008 đến nay và hiện đang được tổ chức nghiệm thu, công bố công trình. Nội dung bài viết trình bày một trong các hướng tiếp cận nghiên cứu đề tài của GS.TS. Nguyễn Chí Bảo.
Tác giả:
Hoàng Chí Bảo
Những nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam (02/02/2013)
Sau hơn 20 năm đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử đối với vận mệnh của dân tộc. Thành tựu của công cuộc đổi mới đã và đang tạo nên thế và lực mới để Đảng và nhân dân ta thực hiện hệ mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Làm rõ thêm những nhận thức mới của Đảng về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội trong hơn 25 năm đổi mới và thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991), từ đó nêu lên một số định hướng cơ bản và giải pháp chủ yếu tiếp tục bổ sung, phát triển lý luận về chủ nghĩa xã hội, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là những nội dung chính của cuốn sách.
Tác giả:
Nguyễn Quốc Phẩm, Đỗ Thị Thạch ch.b.; Hải Thanh g.th.
Trật tự thế giới từ năm 2001 đến năm 2012 (02/02/2013)
Bài viết tổng thuật nội dung Hội thảo khoa học “Trật tự thế giới từ năm 2001 đến năm 2012” do Viện Quan hệ quốc tế thuộc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 7/12/2012 với năm nhóm vấn đề lớn: 1- Một số lý thuyết về trật tự thế giới và cục diện quốc tế; về quyền lực và cạnh tranh quyền lực trong quan hệ quốc tế. 2- Đặc điểm của cục diện mới trong quan hệ giữa các nước lớn và những tác động đối với Việt Nam. 3- Những tác động đến sự vận động của cục diện thế giới từ nay đến năm 2020. 4- Các xu thế và hình thức của liên minh, liên kết, tập hợp lực lượng hiện nay. 5- Chủ nghĩa tư bản trong trật tự thế giới mới.
Tác giả:
Đỗ Thị Thảo t.th.
Islam giáo trong tiến trình “Cách mạng ngày 25 tháng 1” ở Ai Cập (02/02/2013)
Phong trào “Những người anh em Islam giáo” là một tổ chức chính trị của những người Islam giáo cấp tiến được thành lập từ năm 1928, hoạt động không chỉ ở Ai Cập mà còn có mặt ở nhiều nước Arập khác. Tác giả bài viết tập trung phân tích vai trò, hoạt động của phong trào này trong tiến trình “Cách mạng ngày 25 tháng 1” ở Ai Cập - một trong số những sự kiện quan trọng nhất ở những năm đầu thế kỷ XXI - khiến Hosni Mubarak, sau 30 năm cầm quyền (1981-2011) đã buộc phải rời khỏi chiếc ghế Tổng thống Ai Cập để lại quyền lãnh đạo đất nước với hơn 80 triệu dân cho Hội đồng Tối cao các lực lượng vũ trang Ai Cập (SCAF).
Tác giả:
Nguyễn Văn Dũng
Tìm hiểu về vốn niềm tin trong chính trị học (qua trường hợp tái thắng cử của Barack Obama) (02/02/2013)
Trong thời đại của các cuộc khủng hoảng hiện nay (về chính trị, an ninh, kinh tế), điều duy nhất khiến chúng ta thấy mọi thứ vẫn còn trong tầm kiểm soát chính là nhờ có niềm tin. Niềm tin rằng các cuộc khủng hoảng đều có giải pháp để giải quyết. Điều này đúng trong mọi trường hợp, kể cả trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ cuối tháng 11/2012 vừa qua. Bài viết tìm hiểu vốn niềm tin trong chính trị học thông qua trường hợp tái thắng cử của Barack Obama.
Tác giả:
Nguyễn Hồng Hải
Xây dựng ngôn ngữ thành văn cho các dân tộc thiểu số: trường hợp tiếng Bhnong (tỉnh Quảng Nam) (02/02/2013)
Trình bày khái quát về sự định hình của tiến trình trở thành ngôn ngữ thành văn của tiếng Bhnong trong nỗ lực chào sinh một tiếng Bhnong thành văn hoàn thiện trong tương lai bên cạnh tiếng Bhnong nói, các tác giả bài viết khẳng định: muốn có một tiếng Bhnong thành văn có thực trong thực tiễn, cùng với tiếng Bhnong đã có, nhất thiết phải xây dựng tiếng Bhnong viết. Nói cách khác, tiếng Bhnong viết đóng vai trò hết sức quan trọng trong tiến trình phát triển từ một ngôn ngữ thuần túy ở dạng nói trở thành một ngôn ngữ thành văn của tiếng Bhnong.
Tác giả:
Bùi Đăng Bình, Nguyễn Văn Thanh
Câu chuyện về hai châu Á (02/02/2013)
Bài viết đề cập đến tình trạng xung khắc giữa hai vấn đề kinh tế và an ninh ở châu Á trong giai đoạn hiện nay: một bên là châu Á kinh tế - một khu vực năng động, hội nhập, trở thành động cơ của tăng trưởng toàn cầu, và một bên là châu Á an ninh - một khu vực bất ổn của nhiều cường quốc hoài nghi lẫn nhau, có xu hướng đề cao chủ nghĩa dân tộc, leo thang các cuộc tranh cãi về lãnh thổ và sự chạy đua vũ trang sẵn sàng cho xung đột.
Tác giả:
Evan A. Feigenbaum, Robert A. Manning; Thu Hương d.