Mở rộng giá trị văn học quá khứ qua thành tựu của khoa nghiên cứu văn học (02/10/2008)
Một thành tựu quan trọng của khoa nghiên cứu văn học trong Đổi mới - đó là sự mở rộng các tiêu chí đánh giá trong tiếp thu di sản văn học quá khứ, thay cho các tiêu chí có phần chật hẹp trước đây, do quy định của lịch sử. Ngoài chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng vốn là phần nổi đậm trong lịch sử và lịch sử văn học dân tộc, thì chủ nghĩa nhân văn, với các khía cạnh phong phú của nó đã được quan tâm nhiều hơn. Bên cạnh con người trong tính dân tộc và tính giai cấp, thì những khám phá con người trong tính nhân loại và tính cá thể cũng là đối tượng được chú ý khai thác trong di sản.
Đổi mới - đó là sự lặp lại nhu cầu Canh tân của các nhà Nho đầu thế kỷ XX, là sự tiếp tục các thành tựu trong quá trình hiện đại hoá văn chương - học thuật dân tộc, bao gồm nhiều khuynh hướng, trào lưu, trong đó có trào lưu lãng mạn, sau một thời gian dài phải chịu sự phê phán hoặc phủ nhận… Nhìn chung các giá trị của văn học quá khứ - gồm văn học trung đại, văn học hiện đại trước 1945, và khu vực văn học các đô thị miền Nam thời kỳ 1954 - 1975… đã được mở rộng thêm các đường biên cho sự tiếp nhận.
Tác giả:
Phong Lê
Dạy và học ngoại ngữ ở Việt Nam hiện nay: thực trạng và một số giải pháp (02/10/2008)
Bài viết đề cập đến những vấn đề bức xúc của việc dạy và học ngoại ngữ ở Việt Nam hiện nay, từ các chương trình dạy và học bậc phổ thông đến đại học; đồng thời đưa ra một số kiến nghị và giải pháp chung để hoạt động dạy và học ngoại ngữ đạt hiệu quả hơn.
Tác giả:
Nguyễn Huy Cẩn
Có một nước Mĩ khác - sự nghèo khó ở Hoa Kì (02/10/2008)
Bài viết gồm ba phần nội dung: 1) Bão Katrina và điều cảnh báo của Michael E. Harrington; 2) Về tác giả cuốn sách, Michael E. Harrington và 3) Michael E. Harrington với cuộc chiến chống đói nghèo hôm nay.
Tác giả:
Michael E. Harrington; Hồ Sĩ Quý g.th.
Tương lai kinh tế thế giới năm 2020 (02/10/2008)
Mới đây Cơ quan Tình báo kinh tế (EIU) thuộc Tạp chí Nhà kinh tế (của Anh) đưa ra viễn cảnh của nền kinh tế thế giới năm 2020, theo đó kinh tế thế giới sẽ tăng gấp 2-3 lần so với năm 2005. Mức tăng trưởng GDP toàn cầu trung bình 3,5 phần trăm ở giai đoạn từ 2006-2020. Nền kinh tế Mỹ vẫn tăng trưởng nhanh hơn các nền kinh tế phát triển khác với tốc độ 3 phần trăm/năm, 25 nước khối EU là 2,5 phần trăm, Nhật Bản dưới 1 phần trăm; Trung Quốc và Ấn Độ sẽ là nước có nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất nhưng vẫn là các nước nghèo. Thu nhập quốc dân tính theo đầu người của Trung Quốc năm 2020 sẽ vào mức như Ba Lan năm 2006.
Tác giả:
Nhật Anh
Vấn đề lương thực và nông nghiệp Nhật Bản và thế giới trong thế kỷ XXI (02/10/2008)
Bài viết luận giải mối quan hệ giữa nông nghiệp với lương thực, nông nghiệp với môi trường, và nông nghiệp với thương mại; đồng thời đề cập tới những hoàn cảnh khác nhau tác động đến vấn đề cung cấp lương thực trên phạm vi toàn cầu. Phân tích thực trạng nông nghiệp Nhật Bản trong thế kỷ XXI, bài viết dựa trên cơ sở sau: lý thuyết về an ninh lương thực; vấn đề giảm dân số của Nhật Bản và vấn đề toàn cầu hoá. Sự cạnh tranh trên thị trường quốc tế và khả năng tự cung cấp lương thực của Nhật Bản đang có chiều hướng giảm. Điều này sẽ ảnh hưởng tới an ninh lương thực trong tương lai. Cuối cùng, bài viết giới thiệu khái quát chính sách cải cách cơ cấu nông nghiệp, chính sách thuế và kiểm soát giá cả của Nhật Bản.
Tác giả:
Kazuhito Yamashita; Nguyễn Minh Hồng l.th.
Khoa học không biết đến ranh giới quốc gia (02/10/2008)
Bài viết ghi lại nội dung trả lời phỏng vấn báo “Lao động” của Zhores Ivanovich Alferov (sinh năm 1930), nhà vật lý nổi tiếng, viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Belarus, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học Nga, Chủ tịch Trung tâm khoa học Saint Peterburg, giải thưởng Lenin (1972), giải thưởng quốc gia Liên Xô (1984), giải thưởng Nobel về vật lý (2001).
Tác giả:
Zhores Alferov; Lê Sơn d.