Giới thiệu tập bản đồ cổ quý hiếm của Việt Nam thế kỷ XV (15/01/2016)

Bài viết giới thiệu hình thức và giá trị của tập bản đồ gồm 24 tờ bản đồ nối tiếp từ Kinh thành Thăng Long đến cố đô Vương quốc Champa cùng với các phụ lục “Hành trình đường bộ” và “Hành trình đường thủy” trong công trình “Nghiên cứu bản đồ các cửa sông, hải cảng Việt Nam thế kỷ XV” của học giả người Pháp G. Dumoutier viết bằng tiếng Pháp, thực hiện xong tháng 8/1895. Toàn bộ công trình nghiên cứu đã được đăng tải trên Tạp chí “Địa lý lịch sử và mô tả” số 2/1896. Tác giả G. Dumoutier đã được nhận giải thưởng “Jomard” của Hiệp hội Địa lý năm 1897. Đây là tập bản đồ quý hiếm, hiện có ở Thư viện Khoa học xã hội ở cả hai dạng: ấn phẩm in riêng và phần đăng trên tạp chí nêu trên.
Tác giả: Nguyễn Văn Trường

Quan điểm của Talcott Parsons về cấu trúc vai xã hội và vận dụng vào nghiên cứu cấu trúc xã hội của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý (15/01/2016)

Bài viết trình bày quan điểm về cấu trúc vai xã hội của nhà xã hội học người Mỹ Talcott Parsons (1902-1979) từ phương pháp tiếp cận hệ thống xã hội; vận dụng vào việc phân tích một số vai trò bắt buộc trong mối quan hệ với cấu trúc - chức năng của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý: vai trò lập kế hoạch, vai trò tổ chức, vai trò chỉ đạo, vai trò phối hợp, vai trò kiểm soát và vai trò tuyên truyền.
Tác giả: Đặng Thị Minh Lý

Đánh giá và sử dụng cán bộ ở nước ta trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay (15/01/2016)

Đánh giá và sử dụng cán bộ là một trong những nội dung quan trọng bậc nhất của công tác cán bộ trong các cấp, ngành, lĩnh vực công tác ở nước ta trước đây cũng như hiện nay. Bài viết gồm ba phần nội dung: 1- Những ưu điểm và hạn chế trong đánh giá và sử dụng cán bộ ở nước ta thời gian qua. 2- Những bài học kinh nghiệm quốc tế. 3- Những gợi mở cho Việt Nam.
Tác giả: Phạm Công Nhất

Vận dụng tư tưởng Nhân, Lễ trong “Luận ngữ” của Khổng Tử vào việc giáo dục đạo đức cho sinh viên Việt Nam hiện nay (15/01/2016)

“Luận ngữ” là một trong những tác phẩm chính của Nho giáo, bao quát nhiều bình diện khác nhau của đời sống xã hội, nhất là lĩnh vực đạo đức, trong đó, Nhân và Lễ là hai phạm trù trung tâm. Việc kế thừa và vận dụng những yếu tố tích cực trong hai phạm trù này để giáo dục đạo đức cho sinh viên có những giá trị nhất định, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay.
Tác giả: Biện Thị Hương Giang

Vai trò của phát triển giáo dục đối với sự tăng trưởng kinh tế của Singapore giai đoạn 1961-1979 (15/01/2016)

Bài viết xem xét mối quan hệ giữa giáo dục với tăng trưởng kinh tế của Singapore giai đoạn 1961-1979, từ khi Singapore bắt đầu tiến hành công nghiệp hóa đất nước cho đến khi được OECD xếp vào hàng ngũ các nước NIC, nhằm làm sáng rõ vai trò của giáo dục đối với sự tăng trưởng kinh tế của Singapore trong không chỉ giai đoạn này mà còn cho tới nay.
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hường

Người đồng tính, song tính, chuyển giới tại Việt Nam và vấn đề đổi mới hệ thống pháp luật (15/01/2016)

Bài viết giới thiệu nội dung cuốn sách “Người đồng tính, song tính, chuyển giới tại Việt Nam và vấn đề đổi mới hệ thống pháp luật” (Trương Hồng Quang, 2014) với ba phần nội dung: 1- Một số vấn đề chung về đồng tính, song tính và chuyển giới. 2- Cơ sở lý luận về quyền của người đồng tính, song tính, chuyển giới và pháp luật quốc tế về cộng đồng này. 3- Về cộng đồng người đồng tính, song tính, chuyển giới trong đời sống xã hội, pháp luật của Việt Nam.
Tác giả: Trương Hồng Quang; Hoài Phúc g.th.

Mối quan hệ giữa bất bình đẳng trong thu nhập, nghèo đói và tội phạm ở các quốc gia (tiếp theo và hết) (15/01/2016)

Khảo nghiệm mối quan hệ giữa bất bình đẳng trong thu nhập, nghèo đói và các loại tội phạm khác nhau, các tác giả bài viết đưa ra kết quả cho thấy, bất bình đẳng sẽ không liên quan đến tỷ lệ giết người nếu nghèo đói được kiểm soát. Kết quả các phân tích nhiều cấp độ trong Khảo sát quốc tế về nạn nhân của tội ác (International Crime Victimization Survey - ICVS) cũng cho thấy, bất bình đẳng sẽ không liên quan đến việc hành hung, cướp bóc, đột nhập và trộm cắp nếu nghèo đói được kiểm soát. Theo các tác giả, đây cũng là cơ sở lý luận để nghi ngờ nhận định về mối quan hệ giữa mức độ bất bình đẳng thu nhập của một quốc gia và khả năng xảy ra hành vi phạm tội. Tạp chí Thông tin KHXH giới thiệu phần kết của bài viết.
Tác giả: Paul-Philippe Pare, Richard Felson; Lan Anh d.