Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - những thành tựu chủ yếu của 60 năm xây dựng và phát triển (13/10/2008)

Xây dựng Nhà nước pháp quyền đang trở thành một xu thế khách quan tất yếu đối với các quốc gia dân chủ trong thế giới hiện đại, với cái gốc là xác lập dân chủ, tức là thừa nhận và đảm bảo thực hiện quyền lực của nhân dân. Ở Việt Nam, hệ thống chính trị và Nhà nước ngay từ đầu đã thể hiện tính chất nhân dân và tính cách mạng sâu sắc, bởi vì hệ thống này chính là thành quả trực tiếp của Cách mạng tháng Tám do nhân dân thực hiện thành công dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chính quyền, Nhà nước Việt Nam là chính quyền, Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Xét về mặt pháp lý, đó là những thiết chế quyền lực do nhân dân tự giác bầu ra bằng việc sử dụng quyền bầu cử của những công dân hoàn toàn tự do của một đất nước hoàn toàn độc lập.
Tác giả: Đào Trí Úc

Cuộc đấu trí ở tầm cao của trí tuệ Việt Nam (13/10/2008)

Từ góc độ triết học - chính trị, cuốn sách luận giải và làm sáng tỏ tầm cao của tư duy và trí tuệ của Đảng Cộng sản Việt Nam trong khoa học và nghệ thuật chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Bằng phương pháp phân tích logic và lịch sử, cuốn sách chứng minh cuộc đụng đầu lịch sử giữa nhân dân Việt Nam và đế quốc Mỹ là một cuộc đấu trí gay go, quyết liệt chưa từng thấy trong lịch sử chiến tranh - một cuộc đấu trí bằng đường lối và phương pháp, bằng chiến lược và sách lược, bằng khoa học và nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh, bằng ý chí và tài năng, bằng bản lĩnh sáng tạo và nghị lực phi thường của con người mà Đảng Cộng sản Việt Nam là người tiêu biểu.
Tác giả: Trần Nhâm; Nhật Minh l.th.

Những hướng nghiên cứu mới của Việt ngữ học và cách tiếp cận liên ngành (13/10/2008)

Bài viết đề cập đến một số phương diện nghiên cứu mới và có tính liên ngành trong Việt ngữ học hiện nay. Đó là ngữ dụng học và ngữ pháp chức năng; tâm lý ngôn ngữ học và ngôn ngữ học tri nhận; ngôn ngữ học xã hội; ngôn ngữ học ứng dụng và những vấn đề về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá.
Tác giả: Nguyễn Huy Cẩn

Hoạt động khảo cổ học năm 2005 (13/10/2008)

Bài viết tổng thuật nội dung “Hội nghị thông báo khảo cổ học lần thứ 40 - năm 2005” do Viện Khảo cổ học, Viện Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, nhằm mục đích thông báo về các phát hiện mới và những nghiên cứu khảo cổ học trên phạm vi cả nước thuộc về thời đại Đá, thời đại Kim khí, khảo cổ học Lịch sử và khảo cổ học Champa - Óc Eo. Nhiều di tích, di vật mới được ngành khảo cổ học phát hiện năm 2005 đã góp phần soi sáng lịch sử và văn hoá Việt Nam.
Tác giả: Tống Trung Tín

Văn hoá với tư cách tiền đề của hội nhập kinh tế: những kinh nghiệm quốc tế và khả năng vận dụng cho Việt Nam (13/10/2008)

Thông qua một số khái niệm cơ bản như “toàn cầu hoá”, “khu vực hoá”, “bản địa hoá”, bài viết đề cập đến yêu cầu khách quan của hội nhập quốc tế, so sánh vai trò của nhân tố văn hoá trong phát triển và hội nhập ở châu Âu và châu Á, đặc biệt là vai trò của các nhân tố văn hoá trong hội nhập và phát triển ở Việt Nam, đồng thời đề xuất một số kiến nghị về chính sách văn hoá.
Tác giả: Lương Văn Kế

“Hệ tư tưởng Đức và giá trị hiện thời của nó” (13/10/2008)

Bài viết tổng thuật nội dung Hội thảo khoa học “Hệ tư tưởng Đức và giá trị hiện thời của nó” do Viện Triết học, Viện Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức ngày 21/10/2005 tại Hà Nội. Các báo cáo tham dự Hội thảo đã tập trung vào một số nội dung chủ yếu: 1) Phân tích sự phê phán của K. Marx và F. Engels đối với triết học Feuerbach nói riêng, hệ tư tưởng Đức nói chung và ý nghĩa của sự phê phán đó đối với việc phát triển triết học macxit ở thời đại ngày nay; 2) Học thuyết về chủ nghĩa cộng sản khoa học và sức sống của nó ở giai đoạn hiện thời; 3) Quan niệm duy vật về lịch sử và ý nghĩa phương pháp luận của nó trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam.
Tác giả: Nhị Hà t.th.

Tại sao cần vận dụng chính sách lấy con người làm trung tâm (13/10/2008)

Phương thức phát triển “lấy con người làm trung tâm” được xem như một sự thay đổi quan trọng trong lý luận hiện nay ở Trung Quốc. Phương thức này lại đặc biệt thích hợp với bối cảnh kinh tế - xã hội Trung Quốc sau 20 năm đổi mới, góp phần quan trọng vào việc giải quyết những khó khăn, ngăn chặn những rủi ro của quá trình chuyển đổi nền kinh tế, quá trình cải cách và mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế. Bài viết gồm ba phần, đi sâu phân tích những lý do của việc áp dụng các chính sách “lấy con người làm trung tâm” theo ba bình diện: phát triển, cải cách và mở cửa.
Tác giả: Ding Yuanzhu; Trương Thu Trang l.th.

Hoạt động sáng tạo: quan niệm mới về độc quyền và cạnh tranh (13/10/2008)

Sự phát triển bùng nổ các công nghệ thông tin và hệ thống điện tử không chỉ làm thay đổi căn bản không gian thị trường mà còn xoá nhoà ranh giới giữa các hình thức bảo hộ sở hữu trí tuệ, làm phức tạp hơn cơ chế tác động qua lại giữa nền kinh tế và pháp luật.
Tác giả: Afanas’eva Ju.; Vũ Xuân Mai d.