Khát vọng phát triển và bẫy thu nhập trung bình (23/02/2010)

Từ góc độ văn hóa và con người, bài viết phân tích mặt tích cực và chỉ ra một số mặt tiêu cực của cơn khát phát triển ở các nước châu Á, trong đó có Việt Nam; lý giải nguyên nhân không hoặc chưa được “hóa rồng” của một số nước như Peru, Indonesia và Malaysia; đồng thời tìm hiểu về “bẫy thu nhập trung bình” ngăn cản sự hóa rồng của các nền kinh tế.
Tác giả: Hồ Sĩ Quý

Sự biến đổi các giá trị văn hóa trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay (23/02/2010)

Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang tạo ra những cơ hội mới và thách thức mới cho việc xây dựng các giá trị văn hóa Việt Nam trong tiến trình thế kỷ XXI, làm chuyển biến rất nhiều giá trị văn hóa truyền thống và hiện đại, hình thành nên những giá trị văn hóa mới trong bối cảnh hội nhập của quá trình toàn cầu hóa. Sự biến đổi các giá trị văn hóa tập trung vào các giá trị: giá trị chính trị (cái chính nghĩa, cái cách mạng), giá trị pháp luật (cái hợp pháp), giá trị đạo đức (cái thiện, cái tốt), giá trị thẩm mỹ (cái đẹp), giá trị tín ngưỡng, tôn giáo (cái tâm linh). Nền kinh tế cần hướng đến các chuẩn mực và các giá trị văn hóa nằm trong bộ ba giá trị phổ quát của nhân loại: chân - thiện - mỹ. Và một trong những giải pháp cơ bản hiện nay là xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, để cả văn hóa và kinh tế đều phát triển bền vững, để sự biến đổi các giá trị văn hóa theo định chuẩn cái đúng, cái tốt, cái đẹp.
Tác giả: Nguyễn Duy Bắc ch.b.; Lê Hường l.th.

Cộng đồng: khái niệm, cách tiếp cận và phân loại trong nghiên cứu (23/02/2010)

Bài viết đề cập đến những vấn đề cơ bản nhất trong nghiên cứu về cộng đồng như cách định nghĩa, phân loại và đặc trưng của mỗi loại hình cộng đồng. Bên cạnh việc giới thiệu những quan điểm khác nhau của giới nghiên cứu về cộng đồng, tác giả cũng trình bày những kiến giải riêng của mình và đề xuất những cách tiếp cận cho nghiên cứu về cộng đồng ở Việt Nam.
Tác giả: Phạm Hồng Tung

Áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường ở Việt Nam (23/02/2010)

Tác giả bài viết làm rõ những diễn biến chính gây bất lợi cho môi trường toàn cầu; phân tích hiện trạng môi trường đất, môi trường nước, không khí, môi trường biển và ven bờ, môi trường đô thị và khu công nghiệp, môi trường nông thôn, đa dạng sinh học và môi trường xã hội ở Việt Nam; xem xét việc sử dụng một số công cụ kinh tế đang áp dụng trong quản lý môi trường ở Việt Nam; qua đó, đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh việc áp dụng những công cụ này trong thời gian tới.
Tác giả: Trần Thanh Lâm

Một số vấn đề giáo dục trong thế giới toàn cầu hóa ngày nay (23/02/2010)

Bài viết đề cập đến bốn vấn đề nảy sinh và tồn tại trong lý luận và thực tiễn của giáo dục trong thế giới toàn cầu hóa ngày nay, đó là: 1- Yêu cầu phổ cập giáo dục. 2- Vấn đề tư nhân hóa giáo dục. 3- Mối quan hệ giữa dân tộc, bản sắc dân tộc và toàn cầu hóa trong giáo dục. 4- Cân bằng sự giáo dục khoa học tự nhiên - kỹ thuật và khoa học xã hội - nhân văn.
Tác giả: Nguyễn Chí Tình

Định nghĩa vật chất của Lenin: những vấn đề được khẳng định và vài khía cạnh cần bàn thêm (23/02/2010)

Trong định nghĩa vật chất của Lenin có hai điểm cơ bản: Thứ nhất, Lenin đã không dùng kiểu định nghĩa thông thường - ghép khái niệm cần định nghĩa vào một khái niệm rộng hơn, rồi chỉ ra những dấu hiệu riêng biệt trong khái niệm cần định nghĩa. Thứ hai, Lenin đã nêu được dấu hiệu cơ bản nhất, phổ biến nhất của khái niệm (phạm trù) vật chất là “thực tại khách quan”, theo định nghĩa là tất cả những gì tồn tại độc lập với ý thức con người. Bên cạnh việc khẳng định những vấn đề này, tác giả bài viết đã chỉ rõ những biểu hiện “còn dài, thừa dấu hiệu, chưa thật chặt chẽ” trong định nghĩa vật chất của Lenin, từ đó nêu định nghĩa “Vật chất là phạm trù triết học chỉ thực tại khách quan tác động đến ý thức và được ý thức phản ánh”.
Tác giả: Võ Văn Thắng

Bàn về mâu thuẫn xã hội (23/02/2010)

Tác giả bài viết đề cập đến 03 cách phân loại mâu thuẫn xã hội trong các đô thị ở Trung Quốc; nêu rõ 10 đặc điểm thể hiện mâu thuẫn xã hội xét từ nguyên nhân hình thành, quá trình hình thành, quy mô, tính tổ chức, độ nóng, phương tiện kỹ thuật, quá trình hóa giải, diện lây lan, hậu quả và tính chu kỳ; đồng thời bàn về 03 cách hóa giải mâu thuẫn xã hội cơ bản nhất vốn bị người ta xem nhẹ, đó là việc thực hiện công tác quần chúng, tổ chức các cuộc thảo luận lớn và khả năng biết dùng hòa giải lớn.
Tác giả: Đặng Vỹ Chí; Dương Quốc Anh d.