Tiếp biến văn hóa thông qua đối thoại trong hội nhập quốc tế (19/04/2014)
Bài viết trình bày ba phần nội dung: 1- Nhận thức về tiếp biến văn hóa, 2- Quan niệm về đối thoại giữa các nền văn hóa, 3- Định hướng bảo tồn sự đa dạng văn hóa và tăng cường tiếp biến văn hóa thông qua đối thoại trong hội nhập quốc tế.
Tác giả:
Phạm Xuân Nam
Lý thuyết “trung tâm và ngoại vi” trong nghiên cứu không gian văn hóa (19/04/2014)
Nội dung bài viết gồm ba phần: 1- Từ thuyết “truyền bá” đến thuyết “trung tâm và ngoại vi”, 2- Tiến tới xây dựng lý thuyết về “trung tâm và ngoại vi” trong nghiên cứu không gian văn hóa, 3- Áp dụng các vấn đề lý thuyết để xem xét các quá trình hình thành và biến đổi văn hóa ở các vùng văn hóa cụ thể: trường hợp văn hóa Đông Á, trường hợp so sánh văn hóa Việt Nam và Hàn Quốc, trường hợp văn hóa Thăng Long - Hà Nội.
Tác giả:
Ngô Đức Thịnh
Về các công ty xuyên quốc gia và ảnh hưởng của chúng đối với quyền lực nhà nước (19/04/2014)
Bài viết đề cập đến sự hình thành và phát triển của các công ty xuyên quốc gia; phân tích ảnh hưởng của các công ty xuyên quốc gia đối với quyền lực nhà nước (có thể “qua mặt” chính phủ các nước bằng cách trốn thuế và tránh kiểm soát tài chính, có thể gây áp lực cho hệ thống chính sách, làm giảm hiệu quả các biện pháp kiểm soát của nhà nước, gây nên sự căng thẳng trong quan hệ giữa các nước); và xem xét vấn đề tái lập các biện pháp kiểm soát hoạt động của các công ty xuyên quốc gia trên phạm vi toàn cầu.
Tác giả:
Lưu Văn Quảng
Các quy tắc sử dụng sức mạnh tổng hợp quốc gia trong cạnh tranh địa chính trị (19/04/2014)
Trên cơ sở xem xét vai trò của sức mạnh quốc gia trong quan hệ quốc tế, tác giả bài viết chỉ ra bảy quy tắc sử dụng sức mạnh quốc gia: 1- nâng cao nội lực để tối đa hóa sức mạnh, 2- không để nước khác lợi dụng để phục vụ lợi ích riêng, 3- kiềm chế hoặc làm suy yếu sức mạnh của nước đối phương để tăng cơ hội tồn tại cho bản thân, 4- các nước có sức mạnh quốc gia yếu không bao giờ khiêu khích hay tấn công trước các đối thủ mạnh lân cận kể cả khi đối thủ suy yếu và mình có lợi thế, 5- các cường quốc chỉ tiến hành tấn công các đối thủ ngay cả khi đó là đối thủ yếu khi đã tính toán kỹ trên cơ sở có đủ thông tin đáng tin cậy về đối thủ và đồng minh, 6- sự hợp tác giữa các quốc gia đều dựa trên dự tính về “tỷ lệ ăn chia”, 7- cân bằng sức mạnh: không quốc gia nào làm bá chủ trong khu vực, cũng không quốc gia nào có tiềm năng bá chủ trong trật tự hai cực hoặc đa cực. Kết luận của bài viết là một số nhận định có ích cho Chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa.
Tác giả:
Lương Văn Kế
Kinh nghiệm cải cách tư pháp của Trung Quốc trong ba thập niên gần đây (19/04/2014)
Bài viết gồm bốn phần nội dung: 1- Cải cách tư pháp ở Trung Quốc trong ba thập niên gần đây. 2- Những thành công và hạn chế trong cải cách tư pháp của Trung Quốc. 3- Những vướng mắc Việt Nam đang gặp phải trong thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. 4- Những bài học từ kinh nghiệm cải cách tư pháp của Trung Quốc mà Việt Nam có thể tham khảo.
Tác giả:
Trương Thị Thu Trang
Về vai trò của văn học dịch ở Việt Nam giai đoạn hiện nay (19/04/2014)
Phân tích hiện trạng bùng nổ của văn học dịch ở Việt Nam giai đoạn hiện nay, tác giả bài viết đồng thời chỉ ra văn học dịch là cầu nối văn hóa và chia sẻ tri thức giữa các nền văn hóa, có tác động tích cực đến ngôn ngữ dân tộc và phong trào sáng tác văn học trong nước, văn học dịch cũng góp phần phục vụ nhu cầu nghiên cứu và thỏa mãn nhu cầu ngày càng lớn của độc giả.
Tác giả:
Nguyễn Thị Bích Hạnh
Một số quan niệm về tổng thuật và phân loại tổng thuật (19/04/2014)
Là một vấn đề không mới nhưng tác giả bài viết hy vọng có thể đem đến cho những người làm thông tin khoa học một định hướng rõ ràng hơn trước khi tạo ra một văn bản tổng thuật với định nghĩa “tổng thuật là loại văn bản phái sinh được xây dựng trên cơ sở nhiều văn bản gốc, phản ánh một cách ngắn gọn, hệ thống, khái quát về một vấn đề nào đó trong một phạm vi thời gian nhất định”; và đưa ra một số quan điểm tiêu biểu về phân loại tổng thuật.
Tác giả:
Nguyễn Thị Huệ