Nguyễn Khánh Toàn (1905-1993) - nhà khoa học, nhà giáo dục (22/05/2013)
Nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Ban Văn Sử Địa (1953-2013) và nhân dịp kỷ niệm 20 năm ngày mất của Giáo sư, Viện sĩ Nguyễn Khánh Toàn - vị Chủ nhiệm đầu tiên của Viện Khoa học xã hội Việt Nam, nay là Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, tác giả bài viết trình bày đôi nét về sự nghiệp báo chí cách mạng của nhà giáo dục, nhà khoa học, người tổ chức và lãnh đạo, học giả Nguyễn Khánh Toàn.
Tác giả:
Phong Lê
Nhận thức của cán bộ cơ sở và nhân dân trong phát triển kinh tế biển và bảo vệ chủ quyền biển, đảo quốc gia (22/05/2013)
Dựa trên kết quả nghiên cứu của đề tài “Nhận thức và thái độ của các tầng lớp nhân dân về biển đảo Việt Nam” do Vụ Quan hệ quốc tế, Ban Tuyên giáo trung ương phối hợp với Viện Xã hội học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh thực hiện, bài viết trình bày 5 phần nội dung: 1- Nhận thức của cán bộ và nhân dân về vị trí, vai trò của kinh tế biển và an ninh quốc gia. 2- Nhận thức về luật pháp quốc tế liên quan đến kinh tế biển và chủ quyền biển, đảo quốc gia. 3- Nhận thức về các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về biển đảo và phát triển kinh tế biển. 4- Nhận thức về các hoạt động khai thác biển và hợp tác quốc tế trong khai thác biển. 5- Nhận thức và thái độ đối với việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia.
Tác giả:
Nguyễn Chí Dũng
Hệ hình chuyển động địa chính trị và lựa chọn của Việt Nam sau kết thúc Chiến tranh lạnh (22/05/2013)
Bài viết đưa ra hai khái niệm lý thuyết mới về sự chuyển động của các tương quan địa chính trị, và phân tích sự xoay trục của Việt Nam từ khi Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ. Đó là hệ hình phương hóa (lateral paradigm): đơn phương - song phương - đa phương, và hệ hình cực hóa (polary paradigm): đơn cực - lưỡng cực - đa cực. Cơ sở của hai khái niệm này là sự liên kết các khái niệm trong lý thuyết quan hệ quốc tế hiện đại như quan hệ song phương, đa phương… và các khái niệm trật tự đơn cực, hai cực… được đặt dưới góc nhìn cấu trúc luận (structuralist view).
Tác giả:
Lương Văn Kế
Đạo đức học phương Tây đương đại: Tổng quan các trào lưu và các vấn đề chủ yếu (22/05/2013)
Bài viết đưa ra một bức tranh tổng quan về các trào lưu đạo đức học phương Tây, và các vấn đề chủ yếu trong thế kỷ XX và hiện nay với khuynh hướng duy lý - duy khoa học trong đạo đức học, khuynh hướng nhân bản phi duy lý trong đạo đức học, và khuynh hướng đạo đức học tôn giáo.
Tác giả:
Nguyễn Vũ Hảo
Quá trình “hoàn lưu chất xám” ở Trung Quốc (22/05/2013)
Trung Quốc đang gặp phải sự thiếu hụt nghiêm trọng nguồn nhân lực sáng tạo có trình độ cao dù có số lượng du học sinh nhiều nhất thế giới. Nhận thức được những thách thức mà sự chảy máu chất xám gây ra, Trung Quốc đã ban hành và thực thi nhiều chính sách khích lệ nhằm thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ngoài quay trở lại phục vụ đất nước. Bài viết tìm hiểu những chính sách thúc đẩy “hoàn lưu chất xám” mà Trung Quốc đã thực hiện và đưa ra nhận định về một số hạn chế của quá trình này tại Trung Quốc hiện nay.
Tác giả:
Phạm Sỹ Thành
Các giá trị truyền thống của giáo dục đại học (22/05/2013)
Trong một thế giới không ngừng biến đổi, nhiệm vụ quan trọng nhất của các trường đại học công lập là bảo vệ, phê bình và tái dựng những nhiệm vụ và quy định của nhà nước, nhằm xác định những mục tiêu tốt nhất của nỗ lực quốc gia định hình phúc lợi cho người dân của quốc gia đó. Và bằng cách này hay cách khác, với những sự khác nhau của chính bản thân các trường đại học trên quốc gia đó, và trên toàn thế giới, tất cả đều tham gia vào vai trò của người kể chuyện. Tổng hợp lại sẽ là câu chuyện về học bổng, sản xuất, phúc lợi xã hội, và cuộc sống cá nhân đều đồng hành hòa hợp để khiến cho tương lai dù ít hay nhiều cũng hiện lên một cách tốt đẹp và liền mạch từ quá khứ.
Tác giả:
Fred Inglis; Nguyễn Giang d.