Sự biến động của đồng Đô la Mỹ từ khủng hoảng 2008-2009 đến 2018 (20/04/2019)

Một thập niên sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009, đồng Đô la Mỹ (USD) đã có một đợt tăng giá mạnh, chỉ số đồng USD (USD Index - USDX) đã tăng hơn 25 điểm so với mức được ghi nhận thấp kỷ lục vào tháng 3/2008. Điều này khiến đồng USD mạnh lên trong tương quan với các đồng tiền trên thị trường thế giới. Trên cơ sở phân tích biến động của đồng USD giai đoạn 2008-2018 và bối cảnh của nền kinh tế thế giới hiện nay, bài viết đưa ra dự báo về xu hướng của đồng USD trong ngắn hạn.
Tác giả: Nguyễn Ngọc Mạnh

Chính trị - an ninh thế giới 10 năm sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009 và triển vọng (20/04/2019)

Bài viết phân tích, lý giải và đúc kết những nguyên do dẫn đến hiện tình của chính trị - an ninh thế giới 10 năm sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009; trên cơ sở đó nhận diện những nhân tố sẽ tiếp tục tác động tới tình hình chính trị - an ninh thế giới trong triển hạn đến năm 2030 và gợi mở một số hàm ý chính sách cho Việt Nam.
Tác giả: Phạm Tiến

Các mô hình nhà nước ở châu Âu - Trường hợp mô hình nhà nước phúc lợi xã hội Thụy Điển (20/04/2019)

Bài viết khái quát các mô hình nhà nước ở châu Âu và tập trung phân tích các đặc trưng cơ bản của mô hình nhà nước phúc lợi xã hội Thụy Điển, những thành tựu của mô hình Thụy Điển và nhân tố tác động, từ đó rút ra một số nhận xét mang tính gợi ý cho Việt Nam.
Tác giả: Phạm Thị Thanh Bình

Người Công giáo Việt Nam với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) qua một số nghiên cứu (20/04/2019)

Bài viết tổng thuật một số góc nhìn cũng như quan điểm của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước dựa trên một số nghiên cứu có chọn lọc gắn trực tiếp với vấn đề người Công giáo Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp giai đoạn 1945-1954.
Tác giả: Ngô Quốc Đông

Nguyễn Công Trứ với vấn đề phòng thủ và tinh thần kháng Pháp giữa thế kỷ XIX (20/04/2019)

Từ cuối thế kỷ XVIII, nền văn hóa, kinh tế, xã hội của Việt Nam đã chứng kiến những chuyển biến quan trọng. Trong bối cảnh đó, Nguyễn Công Trứ là nhân vật kết tinh của một trạng thái ý thức của thời đại. Với hoạt động hết sức đa dạng, phong phú, Nguyễn Công Trứ đã để lại nhiều di sản trên các lĩnh vực như kinh tế, nghệ thuật, văn học, thơ ca, quân sự, khoa học kỹ thuật... Bài viết luận giải thêm bối cảnh thời đại, vấn đề phòng thủ Đà Nẵng và tinh thần kháng Pháp của Nguyễn Công Trứ.
Tác giả: Nguyễn Mạnh Dũng

Vấn đề hôn nhân và quan hệ gia đình của 5 tộc người có dân số rất ít ở Việt Nam hiện nay (20/04/2019)

Trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu và kết quả nghiên cứu thực địa của các tác giả, bài viết làm rõ những vấn đề tồn tại, những thách thức về mặt xã hội của 5 tộc người có dân số rất ít (Ơ-đu, Brâu, Rơ-măm, Pu Péo và Si La) ở Việt Nam hiện nay, trong đó chú trọng vào khía cạnh hôn nhân và gia đình.
Tác giả: Nguyễn Thị Tám, Bùi Thị Bích Lan, Nguyễn Thị Hồng

Công bố quốc tế khoa học xã hội và nhân văn ở chuyên ngành hẹp: Những thử thách có thể vượt qua (Nghiên cứu trường hợp Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) (20/04/2019)

Công bố vừa là nhu cầu của bản thân nhà nghiên cứu, vừa là yêu cầu đặt ra cho họ trên phương diện nghề nghiệp. Trong so sánh với các ngành khoa học khác, công bố quốc tế lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn của Việt Nam mặc dù có tăng trưởng nhưng còn khiêm tốn. Trên cơ sở khảo sát công bố quốc tế ở một số chuyên ngành hẹp của các học giả thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, bài viết nhận định nếu có chiến lược thích hợp, khoa học xã hội và nhân văn của Việt Nam hoàn toàn có thể đạt được thành công trong công bố quốc tế.
Tác giả: Nguyễn Tô Lan