Một số cách tiếp cận phạm trù “nhân tố con người” trong lý thuyết phát triển và phương án đo đạc (24/09/2008)

Bài viết trình bày một cách khái quát về vị trí của nhân tố con người trong lý luận về phát triển hiện nay - con người được đặt ở vị trí trung tâm của quá trình phát triển: phát triển vì con người, phát triển do con người, bởi con người. Liên quan đến nhân tố con người có nhiều khái niệm như “sức người”, “vốn con người”, “phát triển con người”. Các tác giả bài viết tập trung trình bày một số cách tiếp cận các khái niệm trên và phương án đo đạc nhân tố con người trong phát triển kinh tế - xã hội.
Tác giả: Đặng Quốc Bảo, Trương Thị Thuý Hằng

Góp thêm một số suy nghĩ về quan điểm lựa chọn và thực thi chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam giai đoạn tới (24/09/2008)

Để hiểu rõ hơn bối cảnh mới chi phối việc lựa chọn chiến lược công nghiệp hoá ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay, theo tác giả, cần thiết phải nhấn mạnh và làm rõ thêm một số quan điểm cơ bản. Một là, việc thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa cần phải được rút ngắn về thời gian. Hai là, công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của từng vùng và của đất nước. Ba là, trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phải coi trọng đồng thời xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Bốn là, công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải được thực hiện một cách bền vững.
Tác giả: Nguyễn Xuân Dũng

Sản phẩm và dịch vụ thông tin - thực trạng và các vấn đề (24/09/2008)

Bài viết góp phần làm rõ bản chất, vị trí và ý nghĩa của sản phẩm và dịch vụ thông tin hiện nay và những vấn đề đặt ra cần giải quyết trong hoạt động của các thư viện, các cơ quan thông tin và người dùng tin.
Tác giả: Trần Mạnh Trí

Về mô hình Thung lũng Silicon (24/09/2008)

Thành công của Thung lũng Silicon được coi là điển hình của kỷ nguyên công nghệ thông tin. Từ năm 1975 đến năm 1990, Thung lũng Silicon đã tạo ra được 150 000 việc làm mới trong lĩnh vực công nghệ. Đến năm 1990, Thung lũng Silicon đã xuất khẩu hơn 11 tỷ USD hàng điện tử, chiếm hơn 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu hàng điện tử của Mỹ. Mô hình các khu công nghệ cao kiểu Thung lũng Silicon đã được nhiều quốc gia học tập. Tuy nhiên không phải nước nào cũng thành công. Tác giả bài viết phân tích các lý do khiến Thung lũng Silicon trở thành biểu tượng của cuộc cách mạng công nghệ cao và vượt lên rất nhiều đối thủ trên thế giới, cũng như các yếu tố cốt lõi đem lại thành công cho Thung lũng Silicon.
Tác giả: Hilton Root; Hà An l.th.

Tình trạng nghèo đói trên thế giới (24/09/2008)

Bài viết phân tích bức tranh về sự đói nghèo trên thế giới, tìm hiểu các nguyên nhân gây ra đói nghèo, đề xuất các chính sách xoá đói giảm nghèo và kết luận rằng, để giải quyết tình trạng đói nghèo, các quốc gia cần nhận thức rõ các vấn đề trên để từ đó hoạch định những chính sách phù hợp.
Tác giả: Christian Morrisson; N.T.Y l.th.

Vấn đề chiến lược phát triển (24/09/2008)

Vấn đề giảm nghèo hiện nay được nhiều nước đang phát triển quan tâm. Nó trở thành một nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển của các nước này. Tác giả bài viết không chỉ đưa ra biện pháp mang tính chiến lược trong giảm nghèo, mà còn nêu rõ vai trò của các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Quỹ Hỗ trợ phát triển,… trong việc thực hiện chiến lược đó.
Tác giả: Nicolas Stern; Thu Hà l.th.

Đầu tư vào các thị trường vốn Trung Quốc: những cải cách theo WTO sẽ dẫn đến đâu? (24/09/2008)

Bài viết tóm tắt nội dung Hội thảo quốc tế “Đầu tư vào các thị trường vốn Trung Quốc: những cải cách theo WTO sẽ dẫn đến đâu?” do báo điện tử của Asia Society tổ chức tại New York năm 2002 với năm chủ đề chính: 1) Quá trình phân bố vốn sẽ thay đổi thế nào: triển vọng của hoạt động ngân hàng đầu tư; 2) Thị trường vốn cổ phần Trung Quốc sẽ thay đổi như thế nào: triển vọng đối với các nhà đầu tư; 3) Vốn cho vay khó đòi - một loại tài sản mới; 4) Tương lai của ngành quản lý tài sản; 5) Triển vọng của thị trường trái phiếu.
Tác giả: Ngọc Lan l.th.

Cán cân quyền lực và sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế trong quan hệ quốc tế ở Đông Bắc Á thời hậu Chiến tranh lạnh: một nghiên cứu thực nghiệm (24/09/2008)

Bài tham luận của Hochul Lee tại cuộc gặp thường niên của APSA tại Boston (Hoa Kỳ) đề cập đến những hoạt động chính trị nhằm cân bằng quyền lực ở Đông Bắc Á; tìm hiểu sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế ở Đông Bắc Á; trình bày những phát hiện mới về cán cân quyền lực và sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế - những kết luận về tỷ lệ thay đổi theo năm của chi phí quốc phòng và kim ngạch mậu dịch của Trung Quốc và Nhật Bản với tính cách là các kết quả thu được qua một nghiên cứu thực nghiệm.
Tác giả: Hochul Lee; V. Trân d.