Cục diện chính trị và kinh tế châu Á hiện nay (30/07/2015)

Trong khuôn khổ Chương trình nói chuyện của những nhân vật kiệt xuất Ấn Độ - ASEAN (ASEAN - India Eminent Person’s Lecture Series), theo lời mời của Tổ chức Thông tin và nghiên cứu về Các nước đang phát triển (Research and Information System for Developing Countries), ngày 13/08/2014, tại Trung tâm Rabindranath Tagore thuộc Hội đồng Quan hệ văn hóa Ấn Độ (thành phố Kolkata, bang Tây Bengal, Ấn Độ), GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng (Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) đã có buổi nói chuyện với các học giả, các nhà hoạt động xã hội và cộng đồng doanh nghiệp Ấn Độ với chủ đề “Cục diện chính trị và kinh tế mới ở châu Á”. Bài nói chuyện đã được dư luận Ấn Độ và quốc tế đánh giá cao. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc. (Tiêu đề bài nói chuyện do Tòa soạn Tạp chí đặt)
Tác giả: Nguyễn Xuân Thắng

Một số giải pháp thực hành dân chủ trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay (30/07/2015)

Mặt tích cực của kinh tế thị trường thể hiện ở tính dân chủ của sự cạnh tranh theo quy luật cạnh tranh. Khi phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong điều kiện chỉ có một đảng duy nhất lãnh đạo, cầm quyền như hiện nay, nếu đủ quyết tâm, chúng ta hoàn toàn có khả năng để thực hành dân chủ hóa toàn bộ đời sống xã hội. Để hiện thực hóa điều đó, bài viết đề xuất một số giải pháp cần thực thi trong thời gian tới.
Tác giả: Nguyễn Trọng Chuẩn

Mấy vấn đề trong các hướng nghiên cứu mới của Việt ngữ học (30/07/2015)

Bài viết trình bày một cách khái quát về những hướng nghiên cứu mới của Việt ngữ học ở Việt Nam hiện nay trên các phương diện ngôn ngữ học xã hội, ngôn ngữ học tâm lý, ngữ dụng học, ngôn ngữ học tri nhận, ngôn ngữ học nhân chủng; trong đó, bước đầu nêu lên một số vấn đề cần thiết được đẩy mạnh nghiên cứu trong Việt ngữ học hiện nay dưới góc độ của công tác thông tin khoa học.
Tác giả: Nguyễn Huy Cẩn

Ngôn ngữ giới trẻ hiện nay nhìn từ quan điểm của một số lý thuyết ngôn ngữ học hiện đại (30/07/2015)

Ngôn ngữ giới trẻ hiện nay là một hiện tượng xã hội gây nhiều phản ứng trái ngược: đa số ý kiến phê phán, nhưng cũng có những ý kiến tán đồng hoặc thông cảm, cho rằng đây là một hiện tượng ngôn ngữ gắn với sự phát triển của xã hội hiện đại. Trong bài viết này, thay vì phát biểu ý kiến một cách cảm tính, dựa trên tình cảm yêu ghét, bày tỏ thái độ quyết liệt như hiện vẫn thường thấy trên các phương tiện truyền thông, tác giả trình bày các cách nhìn khác nhau đối với ngôn ngữ giới trẻ hiện nay từ quan điểm của một số lý thuyết ngôn ngữ học hiện đại. Theo tác giả bài viết, cảm tính không thể thay thế lý tính của các luận điểm khoa học.
Tác giả: Nguyễn Văn Hiệp

Bàn thêm quan niệm và định nghĩa về phạm trù dân tộc (30/07/2015)

Trên cơ sở nêu và phân tích các quan niệm và định nghĩa về phạm trù dân tộc của một số học giả trong nước và trên thế giới, tác giả bài viết xem xét và luận giải quan niệm và định nghĩa về phạm trù dân tộc với mong muốn có được những luận chứng khoa học khi đề ra chính sách dân tộc, quyền bình đẳng dân tộc, đại đoàn kết dân tộc, chủ quyền của dân tộc…
Tác giả: Nguyễn Hoàng Hưng

Một vài tập quán trong lễ cưới của người Dao Họ ở xã Sơn Hà, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai (30/07/2015)

Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu thực tế và khảo cứu tài liệu, bài viết trình bày khái quát một số nét về tập quán trong lễ cưới của người Dao nói chung và đặc biệt của người Dao Họ ở xã Sơn Hà, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai nói riêng, qua đó cho thấy rõ những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của tộc người Dao ở Việt Nam vẫn còn được duy trì cho đến ngày nay.
Tác giả: Chu Quang Cường

Các đảo nhân tạo ở biển Đông và ảnh hưởng của chúng đến an ninh khu vực (30/07/2015)

Việc Trung Quốc xây dựng các đảo nhân tạo ở Trường Sa đã vấp phải những lời chỉ trích, đặc biệt là từ phía Philippines, Việt Nam và Mỹ, tạo nên những căng thẳng trong khu vực, dẫn đến gia tăng mức độ những thách thức có ảnh hưởng đến an ninh khu vực. Phần đầu của bài viết thông tin về các đảo nhân tạo ở Trường Sa và xem xét quyền lợi hợp pháp của các đảo nhân tạo.
Tác giả: Mary Fides A. Quintos; Lan Anh d.