Bảo đảm bình đẳng và tăng cường hợp tác giữa các dân tộc trong phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay (17/09/2010)
Cuốn sách gồm ba phần nội dung: 1- Vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia đa dân tộc. 2- Vấn đề dân tộc và quan hệ tộc người tại các vùng đa dân tộc ở miền núi nước ta trong thời kỳ đổi mới, từ năm 1986 đến nay. 3- Quan điểm, phương hướng và giải pháp nhằm bảo đảm công bằng, bình đẳng và tăng cường hợp tác giữa các dân tộc trong phát triển kinh tế - xã hội tại các vùng đa dân tộc ở miền núi nước ta hiện nay.
Tác giả:
Hoàng Chí Bảo ch.b.; Vân Hà l.th.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và phát triển toàn diện con người (17/09/2010)
Với Hồ Chí Minh, con người là một hệ thống bao gồm nhiều yếu tố: sức khỏe, tinh thần, tri thức,… Mặc dù mỗi yếu tố đều có vai trò nhất định, song giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại, làm tiền đề, điều kiện cho nhau, ảnh hưởng lẫn nhau. Từ những quan điểm khoa học, cách mạng của các nhà sáng lập chủ nghĩa Marx-Lenin về con người và phát triển con người kết hợp với truyền thống văn hóa và điều kiện lịch sử cụ thể của Việt Nam, Hồ Chí Minh đã chủ trương xây dựng và phát triển con người Việt Nam mới với tính cách vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển xã hội.
Tác giả:
Phùng Danh Cường
Về thực trạng giáo dục, đào tạo quyền con người bậc sau đại học ở nước ta hiện nay (17/09/2010)
Phân tích thực trạng còn nhiều bất cập trong hoạt động giáo dục, đào tạo quyền con người bậc sau đại học ở Việt Nam hiện nay, tác giả bài viết khẳng định cần phải đa dạng hóa về mặt hình thức giáo dục, đào tạo, chú trọng hình thức liên kết đào tạo giữa các cơ sở đào tạo sau đại học của Việt Nam với các nước có kinh nghiệm trong đào tạo sau đại học về quyền con người như Australia, Anh, Thụy Điển; cần phải hướng đến việc cung cấp cho người được đào tạo những tri thức mang tính chuyên sâu về quyền con người, những vấn đề mang tính chất kỹ năng, kỹ xảo, thao tác nghề nghiệp về quyền con người. Đồng thời, các cơ sở đào tạo cũng cần chuẩn bị đủ các điều kiện để được các cơ quan chức năng cấp mã số đào tạo về quyền con người ở bậc sau đại học nhằm đưa giáo dục, đào tạo quyền con người ở bậc sau đại học ngày càng gặt hái được nhiều thành công hơn.
Tác giả:
Nguyễn Thị Báo
Hiệu ứng cảnh tỉnh của ngụy tạo văn hóa - khoa học (17/09/2010)
Bài viết bàn về hiện tượng ngụy tạo văn hóa - khoa học, một hiện tượng không hiếm trên thế giới nhưng vẫn chưa được bàn đến nhiều ở Việt Nam, đặc biệt là kiểu ngụy tạo phi vụ lợi, một kiểu ngụy tạo có ý nghĩa tích cực là cảnh tỉnh trước sức hấp dẫn của những trào lưu thời thượng dễ dãi.
Tác giả:
Nguyễn Văn Dân
Về một số nét tương đồng và dị biệt trong văn học dân gian Việt Nam và Hàn Quốc (trường hợp truyện cổ tích) (17/09/2010)
Mục tiêu của bài viết là khảo sát một số nét tương đồng và dị biệt trong truyện cổ tích Việt Nam và Hàn Quốc (truyện cổ tích Việt - Hàn) để thấy được phần nào những đặc trưng về văn hóa, phong tục tập quán, lối sống… của nhân dân hai nước. Những nét tương đồng được thể hiện trong nội dung và cốt truyện, trong tâm lý và tính cách nhân vật, trong yếu tố thần kỳ, trong khuynh hướng giải thích các hiện tượng tự nhiên và kinh nghiệm xử trí trong cuộc đời. Những nét dị biệt được thể hiện trong cách khai thác đề tài, chủ đề thiên nhiên, đất nước, phong tục tập quán, trong cách xây dựng hình tượng nhân vật và mục đích giáo dục.
Tác giả:
Đặng Thiếu Ngân
Các nhân tố phát triển lĩnh vực dịch vụ của Nga hiện nay (17/09/2010)
Với lĩnh vực dịch vụ của Nga, yếu tố quan trọng nhất của chính sách quốc gia là sự hỗ trợ pháp lý cho hoạt động dịch vụ. Thuộc loại nhân tố xã hội quan trọng mang tính nguyên tắc, có ảnh hưởng tới lĩnh vực dịch vụ của Nga còn phải kể đến những thay đổi về giới trong lĩnh vực việc làm. Nhân tố xã hội quan trọng khác nữa là cấu trúc phân tầng xã hội: tầng lớp trung lưu là một trong những người tiêu dùng cơ bản các dịch vụ phải trả tiền ở các nước phát triển. Các nhân tố khác được kể đến là sự kết hợp đào tạo, khoa học và thực hành, là xu hướng kinh doanh, đảm bảo chất lượng dịch vụ, kích thích sự phát triển tiếp theo của lĩnh vực dịch vụ, mở rộng hệ thống tín dụng nhân dân, sự phổ biến công nghệ thông tin, quốc tế hóa và toàn cầu hóa tổ chức lĩnh vực dịch vụ.
Tác giả:
O.N. Balaeva, M.D. Predvoditeleva; Phạm Vũ d.