Triết lý phát triển xã hội của Hồ Chí Minh, một triết lý nhân sinh và hành động - Giá trị và ý nghĩa thời đại (18/08/2015)

Nội dung bài viết luận giải và khẳng định những giá trị tinh thần và có ý nghĩa cải tạo thực tiễn sâu sắc trong triết lý phát triển xã hội của Hồ Chí Minh - một triết lý nhân sinh và hành động mang giá trị và ý nghĩa thời đại có sự gắn kết hữu cơ và toàn diện, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Marx-Lenin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, và là sự kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Quan điểm đó, triết lý đó lấy thực tiễn cuộc sống làm điểm xuất phát, lấy giải phóng và phát triển con người làm mục tiêu. Với Hồ Chí Minh, xây dựng chủ nghĩa xã hội không chỉ gắn liền với độc lập dân tộc, mà còn là con đường, phương thức để giữ vững độc lập dân tộc, thực hiện dân sinh và an sinh xã hội.
Tác giả: Hoàng Chí Bảo

Từ thành công vượt biển Thái Bình Dương bằng bè mảng: nhìn lại truyền thống hàng hải của người Việt xưa (18/08/2015)

Với những kết quả nghiên cứu và di vật hiện còn, nhiều nhà phân tích cho rằng, nền văn minh Đông Nam Á và châu Mỹ có nhiều nét tương đồng. Có không ít giả thuyết cho rằng, từ hàng nghìn năm trước Công nguyên, cư dân Đông Nam Á đã có nhiều chuyến vượt biển thành công giữa hai bờ Thái Bình Dương rộng lớn. Nhằm làm rõ nhận định này, Tim Severin - nhà thám hiểm, nhà sử học, nhà văn người Ireland đã tìm nơi thử nghiệm vượt biển bằng bè mảng nhưng không thành. Năm 1991, ông đã đến Sầm Sơn (Thanh Hóa, Việt Nam) tổ chức đóng bè tre và tiến hành một hải trình dài trên biển. Sau 6 tháng lênh đênh trên Thái Bình Dương bằng chiếc bè mảng nhỏ, đoàn thám hiểm đã vượt qua hơn 5.500 hải lý an toàn. Từ thành công này, tính ưu việt của phương tiện đơn sơ mà nhiều thế hệ ngư dân Việt Nam từng sử dụng đã được thể hiện rõ; đồng thời truyền thống hàng hải độc đáo của người Việt xưa cũng đã được khẳng định.
Tác giả: Lê Thành Ý

Biểu tượng văn hóa người Gia Rai và sự tiếp biến những biểu tượng này của đạo Công giáo ở Tây Nguyên (18/08/2015)

Nội dung bài viết giới thiệu và phân tích khái quát về các biểu tượng văn hóa của người Gia Rai và sự tiếp biến những biểu tượng này của đạo Công giáo ở Tây Nguyên; qua đó làm rõ nguyên nhân của sự tiếp biến và lưu ý một số vấn đề cấp thiết đặt ra, ảnh hưởng đến các biểu tượng văn hóa từ sự tiếp biến này.
Tác giả: Nguyễn Văn Thắng

Đừng thoát ly hoàn cảnh lịch sử khi tiếp cận tư tưởng và nhân cách Giáo sư Trần Đức Thảo (18/08/2015)

Bài viết tìm hiểu và góp phần làm sáng tỏ vai trò và vị trí của Giáo sư Trần Đức Thảo (1917-1993) trong những thành tựu của đất nước nói chung, với nền khoa học nước nhà nói riêng thông qua các đánh giá và nhận định của các nhà khoa học và các nhà lãnh đạo của Việt Nam.
Tác giả: Nguyễn Tiến Dũng

Tổng quan nghiên cứu về các khía cạnh tư tưởng trong Truyện Kiều của Nguyễn Du (18/08/2015)

Nghiên cứu tư tưởng trong Truyện Kiều từ trước đến nay, các tác giả chủ yếu đi vào khai thác, tìm hiểu về tư tưởng Nho giáo, Phật giáo, đạo đức, mỹ học, tư tưởng tài mệnh tương đố, tư tưởng nhân văn, nhân đạo mà thiên tài Nguyễn Du đã gửi gắm vào kiệt tác nổi tiếng của mình. Các học giả yêu mến Truyện Kiều cũng đi vào khám phá những giá trị ẩn chứa trong Truyện Kiều như giá trị luân lý, giá trị thẩm mỹ, giá trị nghệ thuật, giá trị văn hóa… Tìm hiểu quá trình nghiên cứu về tư tưởng trong Truyện Kiều, ta thấy các nghiên cứu ngày một sâu sắc, toàn diện, thuyết phục và bản thân tác phẩm cũng ngày càng mở ra những chiều sâu mới đến vô cùng.
Tác giả: Đinh Thị Điểm

Tổng thuật Hội thảo khoa học quốc gia: “Sáng tác văn học Việt Nam thời kỳ Đổi mới: Thực trạng và triển vọng” (18/08/2015)

Các tác giả bài viết tổng thuật nội dung Hội thảo khoa học quốc gia: “Sáng tác văn học Việt Nam thời kỳ Đổi mới: Thực trạng và triển vọng” do Viện Văn học tổ chức ngày 28/5/2015 tại Hà Nội. Các báo cáo tham luận và ý kiến trao đổi tại Hội thảo đã đặt ra những vấn đề lý luận và thực tiễn của đổi mới văn học, về đội ngũ sáng tác, những hiện tượng tác giả, tác phẩm tiêu biểu, những đổi mới trên phương diện thể loại, thành tựu và hạn chế, cũng như kinh nghiệm thẩm mỹ và bài học của văn chương thời kỳ Đổi mới... Các vấn đề lý luận và thực tiễn sáng tác văn học thời kỳ Đổi mới đã được đánh giá và soi chiếu từ điểm nhìn của các nhà lý luận phê bình cũng như của chính lực lượng viết với tư cách là những chủ thể sáng tạo.
Tác giả: Lê Thị Hương Thủy, Đặng Thanh Hà

Các đảo nhân tạo ở biển Đông và ảnh hưởng của chúng đến an ninh khu vực (tiếp theo và hết) (18/08/2015)

Việc Trung Quốc xây dựng các đảo nhân tạo ở Trường Sa đã vấp phải những lời chỉ trích, đặc biệt là từ phía Philippines, Việt Nam và Mỹ, tạo nên những căng thẳng trong khu vực, dẫn đến gia tăng mức độ những thách thức có ảnh hưởng đến an ninh khu vực. Phần cuối của bài viết tìm hiểu ý nghĩa quân sự và chiến lược của các đảo nhân tạo; phân tích tác động của các đảo nhân tạo đến an ninh khu vực; suy xét chiến lược với cái giá phải trả cho các rủi ro về môi trường.
Tác giả: Mary Fides A. Quintos; Lan Anh d.