Ấn Độ trong bối cảnh “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: Tự do và rộng mở”: Tầm nhìn và chính sách (20/07/2019)
Với sự trỗi dậy mạnh mẽ trong những năm gần đây, Ấn Độ được đánh giá là sẽ giữ vai trò quan trọng trong bối cảnh mới. Thông qua những động thái gần đây, Ấn Độ đang hướng đến xây dựng một chính sách đối ngoại “độc lập, tự chủ” với vai trò là một bên điều tiết cuộc chơi trong không gian chiến lược “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương”. Bài viết tập trung phân tích tầm nhìn và những điều chỉnh chính sách của Ấn Độ trong bối cảnh “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: Tự do và rộng mở”.
Tác giả:
Trần Nam Tiến
Vài nét về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở Việt Nam hiện nay (20/07/2019)
Từ năm 2016 (năm “Quốc gia khởi nghiệp”), phong trào khởi nghiệp ở Việt Nam ngày càng nở rộ, tuy nhiên các doanh nghiệp khởi nghiệp vẫn chưa đạt được nhiều thành tựu như mong muốn. Bài viết bàn về một số khái niệm liên quan đến khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và tình hình khởi nghiệp tại Việt Nam, đồng thời tổng hợp một số đánh giá của các chuyên gia kinh tế về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam những năm qua.
Tác giả:
Lương Thị Thu Trang, Trần Nguyễn Mỹ Linh
Doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam và vấn đề sở hữu trí tuệ (20/07/2019)
Cùng với xu hướng các doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây, số lượng đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp có xu hướng tăng nhanh kể từ năm 2014. Tuy vậy, việc thực hiện đăng ký sở hữu trí tuệ đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam vẫn còn một số khó khăn và hạn chế. Bài viết phân tích vấn đề sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam và đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả đăng ký sở hữu trí tuệ với các doanh nghiệp khởi nghiệp.
Tác giả:
Đinh Mạnh Tuấn
Bước đầu ứng dụng cách tiếp cận nghiên cứu xuyên ngành trong tìm hiểu vấn đề bất bình đẳng xã hội của người lao động nhập cư (20/07/2019)
Bất bình đẳng xã hội của người lao động nhập cư là một trong những vấn đề nghiên cứu mà một chuyên ngành khó có thể giải quyết được, do đó nghiên cứu xuyên ngành được xem là một cách tiếp cận tốt. Bài viết làm rõ cách tiếp cận nghiên cứu xuyên ngành và quá trình ứng dụng cách tiếp cận này trong tìm hiểu vấn đề bất bình đẳng xã hội của người lao động nhập cư (nghiên cứu trường hợp ở Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh), từ đó đưa ra một số bàn luận về tính hiệu quả và những thách thức đặt ra trong quá trình thực hiện một nghiên cứu cụ thể dựa vào cách tiếp cận nghiên cứu xuyên ngành.
Tác giả:
Nguyễn Quang Tuấn, Ngô Thị Châm
Mối liên hệ giữa Chính phủ kiến tạo với xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam (20/07/2019)
Ở Việt Nam, xây dựng Chính phủ kiến tạo là một trong những vấn đề được dư luận quan tâm trong vài năm trở lại đây. Tuy nhiên trên thế giới, thực tiễn sinh động về xây dựng một chính phủ/nhà nước phát triển đã diễn ra từ những năm 1980. Đây chính là điều kiện thuận lợi để Việt Nam nghiên cứu, học tập và lựa chọn hướng đi phù hợp. Bài viết trình bày một cách khái quát về xu thế xây dựng Chính phủ kiến tạo, phát triển tại một số quốc gia trên thế giới, từ đó nêu lên mối liên hệ giữa Chính phủ kiến tạo với quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở một vài khía cạnh trong thời gian tới.
Tác giả:
Nguyễn Quang Thành
Lễ hội chùa Quan Âm (20/07/2019)
Tín ngưỡng thờ Phật Bà Quan Âm giữ một vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa của người Việt. Hầu hết trong các ngôi chùa đều có tượng thờ Phật Bà Quan Âm, nhưng chỉ có chùa Quan Âm ở quận Ngũ Hành Sơn mới tổ chức lễ hội vào ngày 19 tháng Hai âm lịch. Đây là lễ hội vừa mang nét văn hóa Phật giáo, vừa mang đậm tín ngưỡng dân gian khu vực miền Trung, với hai phần lễ và hội. Ngoài ra, lễ hội này còn có những chức năng xã hội nhất định.
Tác giả:
Vũ Hồng Thuật, Nguyễn Thanh Sinh
Quan điểm của K. Marx và F. Engels về nhà nước và ý nghĩa trong xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay (20/07/2019)
Trên cơ sở tổng kết giá trị tư tưởng nhân loại và thực tiễn đấu tranh cách mạng, K. Marx và F. Engels đã có quan điểm đúng đắn về nhà nước, nhất là vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền. Việc lựa chọn xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam là cần thiết, hợp quy luật, và hiện nay Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn khẳng định tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Bài viết phân tích quan điểm của K. Marx và F. Engels về nhà nước, từ đó chỉ rõ ý nghĩa của nó trong việc xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay.
Tác giả:
Nguyễn Ngân Hà