Đổi mới công tác thông tin - thư viện tại Viện Thông tin Khoa học xã hội từ năm 2011 đến nay (28/09/2014)

Bài viết trình bày một số kết quả quan trọng mà Viện Thông tin Khoa học xã hội đã đạt được trong quá trình đổi mới công tác thông tin - thư viện thời gian qua, những khó khăn đã và đang phải khắc phục cũng như kiến nghị một số giải pháp cho việc tiếp tục đổi mới hoạt động thông tin - thư viện trong thời gian tới của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
Tác giả: Lê Thị Lan

Đi tìm chân lý từ Bãi Cát Vàng (28/09/2014)

Ngoài các tên gọi khác nhau là Hoàng Sa chử, Hoàng Sa đảo, Hoàng Sa xứ, Vạn lý trường sa, dải cát vàng mênh mông giữa biển Đông rộng lớn còn được người Việt Nam gọi tên bằng tiếng mẹ đẻ là Bãi Cát Vàng. Tác giả bài viết tập trung phân tích và giải nghĩa tên gọi Bãi Cát Vàng thông qua cách viết bằng chữ Nôm, cách sử dụng để đặt tên cho các cuốn sách và nguồn gốc của nó trong lịch sử.
Tác giả: Nguyễn Tá Nhí

Mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam từ đổi mới đến nay: những thành tựu và hạn chế (28/09/2014)

Phân tích những thành tựu và hạn chế của mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam từ đổi mới đến nay, đặc biệt trong cách thức huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực, các tác giả đề xuất ba nhóm giải pháp nhằm đổi mới mô hình thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế: đổi mới cách thức quản lý nền kinh tế; tạo lập và duy trì năng lực sản xuất có chiều sâu, hiệu quả và sức cạnh tranh; vận hành thúc đẩy tổng cầu.
Tác giả: Trương Bá Thanh, Bùi Quang Bình

Hội nhập quốc tế và giao lưu văn hóa của Việt Nam - những vấn đề lý luận và thực tiễn (28/09/2014)

Có thể nói hội nhập quốc tế và giao lưu văn hóa là một xu hướng tất yếu của Việt Nam trong thời đại ngày nay. Từ nhận thức đến hành động, chúng ta đã có những chuyển biến tích cực và đã gặt hái được những thành quả quan trọng, góp phần quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới, tạo được uy tín trên trường quốc tế. Không có cách nào khác, chúng ta cần xác định, ngoại giao văn hóa là một “sức mạnh mềm” hay “quyền lực mềm”, là một trong ba trụ cột quan trọng (chính trị, kinh tế, văn hóa) trong tiến trình hội nhập đương đại, góp phần thiết thực vào việc quảng bá hiệu quả hình ảnh một đất nước Việt Nam tươi đẹp, thân thiện và giàu tiềm năng đến bạn bè quốc tế.
Tác giả: Võ Văn Thắng

Một số nội dung cơ bản của tư tưởng triết học pháp quyền Christian Wolff (1679-1754) (28/09/2014)

Bài viết trình bày và phân tích mối liên hệ giữa bản tính tự nhiên của con người và luật tự nhiên, giữa quyền tự nhiên của con người và vấn đề nhà nước trong tác phẩm “Những nguyên tắc cơ bản của luật tự nhiên và luật quốc tế” xuất bản năm 1754, qua đó góp phần làm rõ một số nội dung cơ bản trong tư tưởng triết học pháp quyền của Christian Wolff.
Tác giả: Ngô Thị Mỹ Dung

Nghiên cứu phát triển con người và trách nhiệm của trí thức trẻ đối với phát triển con người (28/09/2014)

Trên cơ sở tóm lược tình hình nghiên cứu phát triển con người của Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), bài viết nêu lên một số thành tựu về mặt nhận thức trong nghiên cứu phát triển con người. Từ đó, gắn sự phát triển con người với thái độ, trách nhiệm và hành động thực tiễn của trí thức trẻ, nhất là các trí thức trẻ đang hoạt động trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn ở Việt Nam hiện nay.
Tác giả: Phạm Xuân Hoàng

Thiên anh hùng ca của Trung Quốc ở biển Đông (28/09/2014)

Dù đo bằng thước đo nào, cuộc phiêu lưu khoan dầu gần đây của Trung Quốc ở biển Đông là một thảm họa. Chẳng có dầu mới nào sẽ tới tay người tiêu dùng Trung Quốc, chẳng có lãnh thổ mới nào trên biển được chiếm, và lợi thế khu vực đã lọt vào tay Mỹ. Tình đoàn kết ASEAN đã được giữ vững và vị thế của các lực lượng “đồng thuận Bắc Kinh” ở các nước cốt yếu, đặc biệt là Việt Nam, đã bị suy yếu nghiêm trọng. Việc hoạch định chính sách đối ngoại của Trung Quốc đã cho thấy sự thiếu năng lực.
Tác giả: Bill Hayton; Huỳnh Phan d.