Nhận thức và giải quyết thành công mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị - điều kiện tiên quyết nhằm bảo đảm cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam (23/10/2009)

Tác giả trình bày và phân tích một số mối quan hệ thứ cấp cơ bản biểu hiện mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam. 1) Mối quan hệ giữa xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với việc xây dựng và hoàn thiện thể chế chính trị xã hội chủ nghĩa. 2) Quan hệ giữa phát triển kinh tế thị trường và bảo đảm định hướng chính trị xã hội chủ nghĩa. 3) Quan hệ giữa phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với mở rộng và phát huy dân chủ. 4) Quan hệ giữa phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng và phát triển xã hội dân sự. 5) Quan hệ giữa phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, xây dựng và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc. 6) Quan hệ giữa hội nhập quốc tế với xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Tác giả: Dương Xuân Ngọc

Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay và tương lai của chủ nghĩa tự do mới xét từ góc độ giải quyết mối quan hệ giữa cái kinh tế và cái xã hội trong phát triển (23/10/2009)

Nhìn lại những giai đoạn phát triển thăng trầm của nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, bài viết chú trọng trả lời ba câu hỏi: Thực chất của chủ nghĩa tự do mới là gì? Đâu là lý do khiến chủ nghĩa tự do mới giành được vị trí ưu thắng đối với lý thuyết Keynes, vốn ra đời từ những năm 30 của thế kỷ trước, được nhiều nước tư bản Âu - Mỹ áp dụng trong nhiều thập kỷ? Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay, chủ nghĩa tự do mới đang phải đối mặt với những thách thức gì và tương lai của nó sẽ ra sao?
Tác giả: Phạm Xuân Nam

Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Marx-Lenin về xây dựng nhà nước pháp quyền (23/10/2009)

Trong nội dung cuốn sách gồm ba chương, các tác giả tập trung phân tích những vấn đề liên quan đến việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân - một nội dung quan trọng, yếu tố quyết định đối với quá trình đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay; và đề xuất nhiều giải pháp nhằm xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền Việt Nam theo quan điểm chủ nghĩa Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Tác giả: Phạm Ngọc Dũng ch.b.; Hoàng Hưng l.th.

Giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực lao động trí thức - Bài học Minh Trị Duy Tân và Trung Quốc khoa giáo hưng quốc (23/10/2009)

Tác giả tập trung xem xét truyền thống giáo dục Đông Á và tác động của nó qua hiện tượng Duy Tân Minh Trị ở Nhật Bản và chiến lược Khoa giáo hưng quốc của Trung Quốc; đồng thời gợi mở đôi điều suy ngẫm về những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam trong việc phát hiện, thu hút, sử dụng, đãi ngộ lao động trí thức và nhân tài giai đoạn hiện nay.
Tác giả: Nguyễn Văn Hồng

Đặc điểm lối sống truyền thống của dân tộc Việt / Kinh (23/10/2009)

Dưới góc độ nhân học, bài viết xem xét đặc điểm lối sống truyền thống của người Việt / Kinh mang đặc trưng dân gian của xã hội tiền công nghiệp và đô thị, thậm chí của xã hội công xã nông thôn còn nhiều nét sơ khai, với đặc điểm lối ứng xử với tự nhiên, đặc điểm lối sống cá nhân, đặc điểm lối sống gia đình và gia tộc, đặc điểm lối sống làng xã và đặc điểm lối sống trong cả nước.
Tác giả: Tạ Long

Phản biện xã hội và một số giải pháp phối hợp giữa Mặt trận Tổ quốc với chính quyền thành phố để thực hiện phản biện xã hội ở Hà Nội (23/10/2009)

Tác giả trình bày khái niệm phản biện xã hội và các đặc trưng của nó; tìm hiểu về hoạt động phản biện xã hội ở Hà Nội; và đề xuất một số giải pháp để Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội phối hợp với chính quyền thành phố thực hiện vai trò phản biện xã hội của mình.
Tác giả: Hoàng Mai Hương

Suy nghĩ lại về sự trỗi dậy của châu Á (23/10/2009)

Bài viết là một trong số ít những phản biện trực diện đối với quan điểm xem thực tiễn sự trỗi dậy của châu Á có thể hoặc thổi phồng hoặc hạ thấp vai trò và vị thế của Mỹ, của Trung Quốc và của châu Á trong tương lai, với việc phủ nhận bảy vấn đề: 1) Quyền lực đang dịch chuyển từ Tây sang Đông; 2) Không gì cản nổi sự trỗi dậy của châu Á; 3) Chủ nghĩa tư bản châu Á năng động hơn; 4) Châu Á sẽ đi đầu thế giới trong lĩnh vực phát minh, sáng chế; 5) Chế độ chuyên chế đã mang lại cho châu Á một ưu thế; 6) Trung Quốc sẽ thống trị châu Á; và 7) Mỹ đang mất dần ảnh hưởng ở châu Á.
Tác giả: Minxin Pei; Xuân Tùng d.