Đói nghèo ở Việt Nam trong ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu (15/02/2011)

Cung cấp số liệu thông tin về diễn biến của tình hình nghèo đói ở Việt Nam trước khủng hoảng kinh tế toàn cầu và phân tích ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đến tình trạng đói nghèo ở Việt Nam, chỉ ra những nguyên nhân kinh tế, chính trị và xã hội giúp Việt Nam đạt được những thành tựu đáng kể trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, tác giả bài viết kết luận: Tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đến người nghèo và đến tình trạng nghèo đói ở Việt Nam không thật rõ và cũng không quá nghiêm trọng.
Tác giả: Hồ Sĩ Quý

Sự tương đồng và khác biệt trong quan niệm về hôn nhân gia đình giữa các thế hệ người Việt Nam hiện nay (15/02/2011)

Nội dung cuốn sách được lược thuật là kết quả khảo sát thực tế để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt trong quan niệm, nhận thức về hôn nhân và gia đình của các thế hệ người Việt Nam hiện nay với bốn phần chủ yếu: 1- Quan niệm về lựa chọn bạn đời. 2- Quan niệm về hôn nhân. 3- Quan niệm về tổ chức cuộc sống gia đình sau khi kết hôn. 4- Quan niệm về quan hệ giữa các thành viên trong gia đình.
Tác giả: Lê Thi; Huệ Nguyên l.th.

Khung pháp lý cơ bản về giao dịch điện tử của Việt Nam (15/02/2011)

Trên cơ sở tổng quan thực trạng xây dựng pháp luật liên quan đến giao dịch điện tử ở Việt Nam, tác giả bài viết nêu ra 7 vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung khung pháp lý cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh pháp luật, thúc đẩy hơn nữa việc thực hiện các giao dịch điện tử trong đời sống xã hội. 1- Vấn đề thừa nhận giá trị pháp lý của chứng từ điện tử. 2- Các văn bản quy phạm pháp luật về ngành nghề kinh doanh thương mại điện tử. 3- Các văn bản quy phạm pháp luật về thuế. 4- Vấn đề bảo vệ người tiêu dùng. 5- Vấn đề quản lý website thương mại điện tử. 6- Vấn đề an toàn thông tin. 7- Vấn đề giải quyết tranh chấp và vi phạm pháp luật trong giao dịch điện tử.
Tác giả: Trần Văn Biên

Thử nhận diện một số triết lý cản trở sự phát triển (15/02/2011)

Bắt đầu từ những quan niệm về triết lý, triết lý phát triển và chủ thuyết phát triển, bài viết tập trung vào việc nhận diện và làm rõ nội dung ba triết lý đã và đang cản trở sự phát triển của xã hội Việt Nam hiện nay. Triết lý thứ nhất là “Chủ nghĩa xã hội đồng nghĩa với công hữu và kế hoạch hóa tập trung”. Triết lý thứ hai là “Lớn là đẹp” hay “Trọng lớn khinh nhỏ”. Và triết lý thứ ba là “Chỉ tập thể, tổ chức là lớn và quan trọng, cá nhân quá nhỏ bé và không thể quyết định”.
Tác giả: Đỗ Minh Cương

Phát huy trí tuệ nhân tài tinh hoa hải ngoại: kinh nghiệm Trung Quốc (15/02/2011)

Bài viết hệ thống lại một số đặc điểm chính trong chiến lược tận dụng tối đa các điều kiện ưu việt tại các nước phát triển nhằm đào tạo, thu hút, sử dụng, phát huy trí tuệ của tầng lớp nhân tài hải ngoại của Trung Quốc; rút ra một số kinh nghiệm cho Việt Nam nhằm phát huy nguồn “nguyên khí quốc gia” hải ngoại, tạo nên lợi thế phát triển của đất nước, giúp nâng cao sức mạnh tổng hợp và năng lực cạnh tranh quốc tế trong kỷ nguyên khoa học và công nghệ toàn cầu.
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Thúy, Nguyễn Thu Phương

Về việc dạy và học bằng tiếng Anh tại một số chuyên khoa bậc đại học ở Việt Nam hiện nay (15/02/2011)

Sử dụng những thí dụ cụ thể tại Khoa Quốc tế học, trường Đại học Hà Nội, tập trung vào đối tượng sinh viên là người Việt Nam, tác giả bài viết chú trọng trình bày và phân tích một số hướng tiếp cận giúp giảng viên và sinh viên các chuyên khoa bậc đại học có được phương pháp hiệu quả hơn trong quá trình dạy và học bằng tiếng Anh.
Tác giả: Nguyễn Hồng Hải

Mối quan hệ phụ thuộc giữa Trung Quốc, Ấn Độ và phương Tây (15/02/2011)

Bài viết trình bày các quan điểm bình luận của Simon Tay - Chủ tịch Viện Nghiên cứu quốc tế Singapore - đối với nội dung hai cuốn sách: “Những người khổng lồ tỉnh thức, những bàn chân đất sét: Đánh giá sự trỗi dậy kinh tế của Trung Quốc và Ấn Độ” của tác giả Pranab Bardhan và cuốn “Chơi trò của chúng ta: Tại sao sự trỗi dậy của Trung Quốc không đe dọa phương Tây” của tác giả Edward Steinfeld.
Tác giả: Simon Tay; Xuân Tùng d.