Cần thay đổi thái độ đối với dân chủ (20/02/2016)

Bài tham luận đã được trình bày tại Hội thảo khoa học “Phát huy dân chủ trong thời kỳ Internet, đấu tranh phòng chống tham nhũng, giám sát và phản biện xã hội” do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam và Thanh tra Chính phủ phối hợp tổ chức tại Hà Nội ngày 26/10/2015 nhằm góp ý vào dự thảo các văn kiện Đại hội XII của Đảng. Bài tham luận đã được Ban tổ chức Hội thảo đánh giá tích cực, thu hút được sự quan tâm của dư luận trong và ngoài Hội thảo. Bài tham luận gồm năm phần nội dung: 1- Tham khảo đánh giá từ bên ngoài. 2- Dân chủ trong dự thảo văn kiện Đại hội XII. 3- Những tư tưởng lớn về dân chủ theo tinh thần của Thủ tướng Chính phủ. 4- Để dân chủ thực sự là phương thức hữu hiệu quản lý sự phát triển. 5- Kết luận.
Tác giả: Hồ Sĩ Quý

Vấn đề xã hội ở Việt Nam và dư luận qua các bộ sưu tập sự kiện năm 2015 (20/02/2016)

Từ góc độ dư luận xã hội, tác giả bài viết luận bàn về một số vấn đề xã hội ở Việt Nam qua các bộ sưu tập sự kiện gây nhiều tranh luận trong công chúng trong năm 2015. Đó là vấn đề nợ công; việc bổ nhiệm các nhà lãnh đạo trẻ; việc chặt hạ, thay thế 6.700 cây xanh ở Hà Nội theo Đề án “Cải tạo, thay thế cây xanh”; các vụ thảm sát; phiên tòa xử vụ “chai nước có ruồi”; câu chuyện oan sai; bộ môn Lịch sử trong giáo dục phổ thông; quyền chuyển đổi giới tính và cộng đồng người đồng tính LGBT; sự kiện vượt rào tắm miễn phí ở Công viên nước Hồ Tây; và vấn đề dân trí thấp.
Tác giả: Phan Tân

Góp phần vào việc nghiên cứu Nhân học trong hội nhập quốc tế hiện nay (20/02/2016)

Giới nghiên cứu và giảng dạy Nhân học ở Việt Nam đang tập trung thảo luận chủ đề “Lịch sử, hiện trạng và triển vọng của Nhân học”. Góp một tiếng nói vào cuộc thảo luận này, bài viết trình bày ba vấn đề: 1- Vài nét về hiện trạng nghiên cứu và giảng dạy Nhân học: tên gọi, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và mối quan hệ giữa Nhân học với Nhân chủng học, Dân tộc học, Nghiên cứu con người. 2- Nhận thức lại Nhân học và những đặc trưng cơ bản của nó. 3- Nhân học phức hợp: đóng góp quan trọng của Edgar Morin vào sự phát triển của Nhân học đương đại. Tạp chí Thông tin Khoa học xã hội giới thiệu phần đầu của bài viết.
Tác giả: Phạm Khiêm Ích

Tư tưởng nhân văn của Nguyễn Du và giá trị của nó đối với xã hội Việt Nam hiện nay (20/02/2016)

Tư tưởng nhân văn của Nguyễn Du mang tính vượt thời đại, không chỉ có ý nghĩa đối với lịch sử tư tưởng Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII, mà còn có ý nghĩa trong việc giáo dục đảm bảo sự tiếp nối truyền thống với hiện đại và xây dựng đạo đức mới hiện nay. Bài viết tập trung phân tích nguồn gốc hình thành, nội dung cơ bản và giá trị tư tưởng nhân văn của Nguyễn Du đối với xã hội Việt Nam hiện nay.
Tác giả: Phạm Văn Dự

Xây dựng đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của Thủ đô Hà Nội (20/02/2016)

Bài viết trình bày thực trạng đội ngũ trí thức Thủ đô Hà Nội và những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn quá trình xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức Thủ đô sau gần 30 năm đổi mới. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của Thủ đô Hà Nội.
Tác giả: Phạm Văn Tân

Hồi lưu chảy máu tinh hoa chất xám: Tiền đề giải quyết tình trạng thiếu lao động lành nghề của châu Âu (20/02/2016)

Cách mạng kỹ thuật số và công cuộc tái cấu trúc kinh tế cùng với hệ lụy của tình trạng khủng hoảng triền miên trong khu vực Eurozone đang khiến cái giá phải trả cho những tổn thất về nguồn vốn con người ngày càng gia tăng. Điều này tạo ra sự thiếu hụt lao động lành nghề, làm suy yếu năng lực cạnh tranh toàn cầu của châu Âu. Đến nay, Ủy ban châu Âu đã có những bước đi nới lỏng chính sách nhập cư nhằm thu hút người nước ngoài có tay nghề cao từ các quốc gia và khu vực trên thế giới. Tuy vậy, phân tích quá khứ thấu đáo chỉ ra rằng, đã đến lúc các chính phủ châu Âu phải thu hút những nhân tài ra đi quay trở lại. Các chính sách tập trung vào hồi hương, chứ không phải nhập cư, sẽ làm tăng hiệu quả kinh tế và chính trị. Tạp chí Thông tin Khoa học xã hội giới thiệu phần đầu của bài viết.
Tác giả: Edoardo Campanella; Tôn Quang Hòa d.