Quan hệ kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia trong bối cảnh mới: Nhìn từ phía Việt Nam (20/01/2019)

Hợp tác Việt Nam - Lào - Campuchia nói chung và trong lĩnh vực kinh tế nói riêng đã trải qua những thăng trầm và từng bước được củng cố và phát triển. Trong hợp tác kinh tế, giữa ba nước đã có mối quan hệ kinh tế song phương và đa phương hết sức bền chặt và đã được chứng minh trong quá trình phát triển. Bằng chứng là, Việt Nam là một trong những đối tác thương mại và đầu tư hàng đầu tại hai nước láng giềng trên bán đảo Đông Dương. Trong khi đó, Campuchia và Lào là những thị trường quan trọng của Việt Nam. Hiện nay, bối cảnh khu vực và quốc tế có nhiều biến đổi, có khả năng tác động sâu sắc đến quan hệ hợp tác kinh tế giữa ba nước. Nhìn từ quan điểm của Việt Nam, bài viết nhận diện những nhân tố tác động đến quan hệ hợp tác kinh tế giữa ba nước trong bối cảnh khu vực và quốc tế mới, đánh giá thực trạng hợp tác kinh tế giữa ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia, qua đó nêu lên những triển vọng quan hệ kinh tế ba nước nhằm hướng tới phát triển thịnh vượng và bền vững cho Việt Nam, Lào, Campuchia và cho toàn bộ khu vực Đông Dương trong bối cảnh khu vực và toàn cầu đang thay đổi.
Tác giả: Nguyễn Huy Hoàng

Bàn về tiêu chí của nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế ở Việt Nam (20/01/2019)

Bài viết góp phần luận giải về nội dung kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được trình bày trong các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua việc xem xét và phân tích các tiêu chí của nền kinh tế này.
Tác giả: Chu Văn Cấp

Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trước những vận động của cấu trúc khu vực (20/01/2019)

Mọi mối quan hệ quốc tế trong thời hiện đại đều chịu tác động từ cấu trúc của hệ thống quốc tế. Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản cũng vậy. Bài viết cung cấp cơ sở lý luận về cấu trúc trong quan hệ quốc tế, phân tích và làm rõ thực trạng vận động của cấu trúc khu vực châu Á - Thái Bình Dương hiện nay. Từ đó chỉ ra những tác động cả tích cực lẫn tiêu cực từ cấu trúc đó tới quan hệ Việt Nam - Nhật Bản, góp phần cung cấp thêm một cách nhìn từ góc độ cấu trúc tới quan hệ hai nước.
Tác giả: Hoàng Khắc Nam

Tầm nhìn của Ấn Độ ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (20/01/2019)

Tầm nhìn của Ấn Độ ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đã được đề cập đến trong những văn bản chính thức của Ấn Độ. Tuy nhiên, tầm nhìn của Ấn Độ ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương được thể hiện đầy đủ, hoàn thiện trong phát biểu đề dẫn của Thủ tướng Ấn Độ tại Đối thoại Shangri-La. Bài viết nhận diện và đánh giá tầm nhìn của Ấn Độ ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương thông qua những tuyên bố, phát biểu nêu trên.
Tác giả: Lê Thị Hằng Nga

Phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài: Xu hướng và một số vấn đề xã hội hiện nay (Nghiên cứu trường hợp tại huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng) (20/01/2019)

Bài viết tìm hiểu một số đặc điểm của hôn nhân quốc tế giữa nữ giới Việt Nam và nam giới nước ngoài, bao gồm phân tích tình hình kết hôn, đặc điểm, nguyên nhân cấu trúc và cá nhân của quyết định kết hôn cũng như một số vấn đề xã hội đang đặt ra hiện nay.
Tác giả: Trần Thị Minh Thi

Một số đặc trưng văn hóa của cư dân làng ven đô trong quá trình đô thị hóa (Nghiên cứu trường hợp tại thôn Mông Phụ, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội) (20/01/2019)

Biến đổi văn hóa trong quá trình đô thị hóa và hiện đại hóa là chủ đề học thuật hấp dẫn đối với giới nghiên cứu, đặc biệt từ nửa sau thế kỷ XX. Nhiều nghiên cứu về chủ đề này cho thấy, một mặt nhiều giá trị văn hóa truyền thống dần suy yếu, mặt khác nhiều giá trị lại tồn tại bền bỉ trong dòng chảy hiện đại hóa. Xuất phát từ luận điểm lý thuyết này, bài viết phân tích một số đặc trưng văn hóa của cư dân thôn Mông Phụ (xã Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội) hiện nay.
Tác giả: Nguyễn Hoài Sơn, Ngô Thị Châm

Một số vấn đề về ngôn ngữ báo chí hiện nay (20/01/2019)

Ngôn ngữ báo chí là một mặt biểu hiện của ngôn ngữ toàn dân. Ngôn ngữ báo chí mang đặc thù riêng của hoạt động truyền thông đại chúng. Ngôn ngữ báo chí cần rõ ràng, sinh động, tươi mới và không quá xa lạ với mọi người. Báo chí cần sử dụng một ngôn ngữ thông dụng, chuẩn và mang tính văn hóa. Qua tư liệu khảo sát gần đây, bài viết phân tích một vài mặt tích cực và tiêu cực biểu hiện trong ngôn ngữ báo chí ở Việt Nam hiện nay.
Tác giả: Phạm Văn Tình