Nhận diện đối sách của Trung Quốc với các chiến lược của Mỹ trong thời gian gần đây và kiến nghị chính sách cho Việt Nam (22/01/2020)
Trong thời gian gần đây, cuộc cạnh tranh chiến lược giữa hai “đối thủ” lớn là Mỹ và Trung Quốc đã đặt ra những tình hình mới, vấn đề mới, thách thức mới đối với thế giới, khu vực và sự phát triển của mỗi nước. Do có vị trí địa chiến lược quan trọng trong chiến lược cạnh tranh của các nước lớn, nhất là giữa Trung Quốc và Mỹ, Việt Nam cũng không tránh khỏi những tác động trong cuộc “đối đầu lạnh” hiện nay giữa hai nước này. Vì vậy, việc tìm hiểu những đối sách của Trung Quốc đối với các chiến lược của Mỹ có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển và an ninh quốc gia của Việt Nam.
Tác giả:
Đỗ Tiến Sâm
Chiến lược của các nước lớn đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương và vai trò, vị thế của Việt Nam (22/01/2020)
Bài viết phân tích vị trí và tầm quan trọng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong thế kỷ XXI xét trên cả hai góc độ: địa chính trị và địa kinh tế với những thay đổi căn bản. Trên cơ sở tìm hiểu quan điểm và chiến lược của các nước lớn (Mỹ, Nga, Trung Quốc) đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương, bài viết đưa ra một số đánh giá, nhận định về vai trò, vị thế của Việt Nam trong khu vực.
Tác giả:
Phạm Thị Thanh Bình, Vũ Thị Phương Dung
Vận dụng, bổ sung và phát triển chủ nghĩa Marx-Lenin trong thời đại ngày nay (22/01/2020)
Vận dụng, bổ sung, phát triển chủ nghĩa Marx-Lenin là yêu cầu nội tại, là đáp ứng yêu cầu thực tiễn của thời đại cũng như sự phát triển của khoa học, công nghệ. Tuy nhiên, việc vận dụng, bổ sung, phát triển phải có nguyên tắc, không tùy tiện, chủ quan. Nội dung bài viết góp phần làm rõ nhận định này và đưa ra một số quan điểm cần nắm vững trong việc vận dụng, bổ sung và phát triển Chủ nghĩa Marx-Lenin.
Tác giả:
Trần Văn Phòng
Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ trong bối cảnh mới (22/01/2020)
Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Cùng với sự gia tăng kim ngạch thương mại hàng hóa hai chiều, thâm hụt thương mại hàng hóa của Hoa Kỳ với Việt Nam có xu hướng ngày càng tăng nhanh. Trong bối cảnh mới, dưới thời Tổng thống Donald Trump, chính sách thương mại của Hoa Kỳ hướng vào mục tiêu giảm thâm hụt thương mại và bảo vệ an ninh quốc gia; do đó có thêm nhiều hàng rào thuế quan, kỹ thuật đã được chính quyền Hoa Kỳ dựng lên trên danh nghĩa bảo vệ người tiêu dùng, môi trường, lao động. Bối cảnh mới đem lại nhiều cơ hội và cũng đặt ra nhiều thách thức đối với Việt Nam trong quá trình phát triển quan hệ thương mại với Hoa Kỳ.
Tác giả:
Lê Thị Vân Nga
Một số vấn đề xã hội cơ bản trong quá trình phát triển ở Việt Nam hiện nay (22/01/2020)
Bài viết bàn về các vấn đề xã hội ở Việt Nam, tập trung vào hai nội dung chính. Nội dung thứ nhất tìm hiểu một số vấn đề xã hội cơ bản. Nội dung thứ hai đề xuất định hướng giải quyết những vấn đề xã hội cơ bản này. Dưới một góc nhìn nhất định, bài viết góp phần mở rộng sự hiểu biết đối với các vấn đề xã hội trong quá trình phát triển của Việt Nam hiện nay.
Tác giả:
Nguyễn Tuấn Anh
Vai trò của các tổ chức xã hội và những định hướng phát triển ở Việt Nam hiện nay (22/01/2020)
Như một nhu cầu khách quan, các tổ chức xã hội tự nguyện ở Việt Nam hiện nay đang phát triển ngày càng mạnh mẽ. Thực tế này cũng phản ánh nhu cầu liên kết tự nhiên của xã hội loài người. Quá trình phát triển đó đã góp phần khơi dậy những tiềm năng xã hội, mang đến sự giải phóng đối với mỗi cá nhân, đóng góp vào sự ổn định và phát triển đất nước. Từ phương diện quản lý nhà nước, việc xây dựng những cơ chế pháp lý hữu hiệu nhằm định hướng cho các tổ chức xã hội phát triển, giữ vững sự ổn định xã hội và khơi dậy được các tiềm năng để phát triển là nhu cầu cần thiết.
Tác giả:
Cao Việt Thăng
Ba mươi năm Chương trình Thái học Việt Nam: Thành tựu, các chủ đề và định hướng nghiên cứu (22/01/2020)
Thái học (nội dung của Chương trình Thái học Việt Nam) là một trong những lĩnh vực nghiên cứu gắn liền với sự ra đời và phát triển của ngành Việt Nam học ở nước ta. Chương trình Thái học Việt Nam ra đời năm 1989, trải qua hơn 30 năm hoạt động đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Bài viết hệ thống hóa những vấn đề đã được Chương trình đề cập theo 10 chủ đề chính, từ đó đề xuất một số định hướng nghiên cứu sắp tới cho lĩnh vực nghiên cứu này, góp phần xây dựng và phát triển ngành Việt Nam học trong tương lai.
Tác giả:
Vương Toàn