Khai thác thương mại quyền sở hữu trí tuệ đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa (08/02/2021)
Bài viết phân tích khả năng, cách thức khai thác quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa nói chung trên thị trường. Việc khai thác này bao gồm các hoạt động sử dụng quyền sở hữu trí tuệ của chính họ và việc sử dụng quyền đó vì mục đích lợi nhuận thương mại như tạo lập tài sản, chuyển giao quyền sử dụng/chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ.
Tác giả:
Lê Mai Thanh
Xu hướng dân túy và đại dịch Covid-19 đang làm trầm trọng thêm những mâu thuẫn tại châu Âu (08/02/2021)
Đại dịch Covid-19 cùng xu hướng dân túy đang làm trầm trọng thêm những mâu thuẫn tại châu Âu, tác động mạnh mẽ đến đời sống chính trị - xã hội cũng như những giá trị về tinh thần đoàn kết và gắn bó vốn là niềm tự hào của Liên minh châu Âu (EU), đồng thời làm trầm trọng thêm di chứng từ các cuộc khủng hoảng trước đây (nợ công năm 2009, di cư năm 2014) chưa kịp phục hồi và phơi bày thực tế rệu rã, thiếu gắn kết cùng những giá trị về một châu lục tự do “không biên giới” cũng như “khoét sâu” những mâu thuẫn tiềm ẩn trong liên minh. Hơn thế, EU còn được dự báo là sẽ tiếp tục phải đối mặt với các thách thức xuyên quốc gia như suy thoái kinh tế, đại dịch quay trở lại, biến đổi khí hậu... nên càng cần các thể chế trung tâm mạnh mẽ. Các nhà lãnh đạo EU cũng cần giữ vững nguyên tắc và nỗ lực hơn nữa trong khắc phục khủng hoảng giai đoạn hậu Covid-19 để đưa “lục địa già” phát triển bền vững hơn.
Tác giả:
Thái Văn Long
Du lịch thông minh ở Nhật Bản hiện nay (08/02/2021)
Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư là sự kết hợp tối ưu hệ thống những công nghệ tiên tiến triển khai vào sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư đã tác động mạnh mẽ tới mọi ngành, mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, bao gồm cả du lịch. Do đó, phát triển du lịch thông minh hiện đang là xu thế tất yếu. Nhật Bản là một trong những nước tiên phong trong sử dụng công nghệ vào phát triển du lịch. Bài viết khái quát một số vấn đề của du lịch thông minh ở Nhật Bản hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Tác giả:
Lưu Thị Thu Thủy
Sự phát triển của thương mại điện tử tại Việt Nam: Thực trạng và xu hướng (08/02/2021)
Quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới đã mở ra những cơ hội cho nền kinh tế Việt Nam, trong đó có lĩnh vực thương mại điện tử. Thương mại điện tử tại Việt Nam thời gian qua đã phát triển mạnh mẽ và có xu hướng phát triển tích cực trong tương lai, đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước. Bài viết tập trung phân tích và đánh giá sự phát triển của thương mại điện tử tại Việt Nam trong thời gian qua, làm rõ những rào cản cũng như xu hướng phát triển của lĩnh vực này.
Tác giả:
Vũ Hoàng Linh
Sự tái gia nhập thị trường việc làm của người đi lao động ở nước ngoài trở về nước (Nghiên cứu trường hợp ở tỉnh Nghệ An) (08/02/2021)
Trong bối cảnh toàn cầu hóa mạnh mẽ và đặc thù cơ cấu dân số vàng ở Việt Nam hiện nay, việc đẩy mạnh hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài là một trong những chính sách thiết thực nhằm giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần phát triển đất nước. Tuy nhiên, vấn đề việc làm sau khi kết thúc thời hạn làm việc ở nước ngoài trở về nước của họ vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Thực tiễn cho thấy người đi lao động ở nước ngoài trở về nước gặp nhiều khó khăn trong quá trình tái hòa nhập vào thị trường việc làm tại địa phương. Bài viết tập trung làm rõ hoạt động tìm kiếm việc làm của người đi lao động ở nước ngoài trở về nước, phân tích các khó khăn cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tìm kiếm việc làm của nhóm lao động này.
Tác giả:
Ông Thị Mai Thương
Bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong Luật Thư viện năm 2019 của Việt Nam (08/02/2021)
Luật Thư viện số 46/2019/QH14 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 21/11/2019, có hiệu lực từ ngày 01/7/2020 mang ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn thiện pháp luật về bảo đảm quyền con người, quyền công dân được Hiến pháp quy định với các quyền cơ bản đó là: quyền tiếp cận thông tin, quyền tiếp cận và hưởng thụ các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa và sử dụng các cơ sở văn hóa. Nghiên cứu tập trung tổng quan, phân tích và nhận diện quy định của pháp luật về bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong Luật Thư viện, từ đó khuyến nghị các biện pháp để tăng cường việc thực thi Luật trong thời gian tới.
Tác giả:
Lê Tùng Sơn