Từ những thành công ban đầu đến những bước tiếp theo của công cuộc cải cách hành chính ở Việt Nam (02/10/2008)
Bài viết đề cập đến mục đích của cải cách hành chính ở Việt Nam trong 20 năm đổi mới, hiện tại và triển vọng sắp tới; điểm lại một cách khái quát những văn bản của Đảng và Nhà nước liên quan đến công cuộc cải cách hành chính; nêu rõ nội dung của Chương trình tổng thể cải cách hành chính đến năm 2010 và những kết quả đã đạt được của bước đầu thực hiện Chương trình này. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số nội dung về cải cách hành chính cần tập trung giải quyết trong thời gian trước mắt.
Tác giả:
Ngô Đức Mạnh
Về mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta (02/10/2008)
Vận dụng quan điểm của Marx về chủ nghĩa xã hội và những điều kiện cần thiết cho sự ra đời của chủ nghĩa xã hội, tác giả phân tích và lý giải thực tiễn lịch sử của hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới; trên cơ sở đó, luận giải tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và quá trình phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay.
Tác giả khẳng định sự lựa chọn con đường phát triển “theo định hướng xã hội chủ nghĩa” của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam là hoàn toàn đúng; đồng thời lưu ý cần phải nhận thức đúng đắn về bước quá độ (thời kỳ quá độ) lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam - một quốc gia có tình trạng kinh tế - xã hội còn kém phát triển, để từ đó xác định các mục tiêu phát triển của đất nước ở mỗi chặng đường và cho cả thời kỳ quá độ cho phù hợp.
Tác giả:
Nguyễn Huy
Một số vấn đề lý luận văn học - nghệ thuật nhìn từ sự nghiệp đổi mới (02/10/2008)
Trước hết, đó là sự gặp gỡ giữa hai đầu thế kỷ XX, tức là giữa mục tiêu Canh tân của các nhà Nho chí sĩ đầu thế kỷ và mục tiêu Đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam phát động và lãnh đạo vào cuối thế kỷ. Là sự nhìn nhận Đổi mới văn học - nghệ thuật trước hết là hệ quả của những đổi thay trong đời sống kinh tế - chính trị. Đồng thời tự bản thân văn học - nghệ thuật cũng có những quy luật nội tại riêng và tự chuyển động trong tương quan với kinh tế - chính trị.
Tiếp đó, là các vấn đề cụ thể của lý luận như tự do sáng tạo và trách nhiệm công dân, là mối quan hệ giữa nội dung và hình thức, tư tưởng và nghệ thuật, trường phái và phong cách, chất liệu và giọng điệu,… là việc mở rộng các chức năng quen thuộc của văn học - nghệ thuật.
Và cuối cùng là việc nhận rõ nguyên nhân của sự vắng thiếu các tác phẩm đỉnh cao là nằm trong những hạn chế về phía chủ quan của người nghệ sĩ trên cả ba phương diện: tài năng, tâm huyết và tầm vóc; để có phương hướng chuẩn bị tích cực cho một bước ngoặt cần đến sự xuất hiện và đóng vai trò chủ chốt của một thế hệ trẻ, sản phẩm của chính thời đại mà chúng ta đang sống hôm nay - thời đại mở đầu thế kỷ XXI.
Tác giả:
Phong Lê
Tăng cường phối hợp hoạt động nghiên cứu và phát triển giữa cấp địa phương và cấp quốc gia (02/10/2008)
Bài viết giới thiệu một cách khái quát các văn bản có tính pháp lý về nhiệm vụ của khoa học - công nghệ trong nghiên cứu và phát triển ở thời kỳ đổi mới. Đó cũng chính là những định hướng và nguyên tắc để xác định nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển của các cấp từ địa phương, cơ sở tới trung ương. Khi nêu ra một số nhận xét về thực trạng của sự phối hợp trong việc xác định các nhiệm vụ, đề tài nghiên cứu và phát triển giữa các cấp trong thời gian qua, bài viết đã đề cập đến những hiện tượng, những yếu kém và cả những nguyên nhân của chúng; từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những hiện tượng và yếu kém đó.
Tác giả:
Hoàng Xuân Long
Báo cáo phát triển thế giới 2006. Công bằng và phát triển (02/10/2008)
Báo cáo Phát triển thế giới 2006 ghi nhận sự tồn tại dai dẳng của tình trạng bất bình đẳng, đặc biệt là bất bình đẳng về cơ hội; trình bày các bằng chứng cho thấy sự bất bình đẳng về cơ hội đang diễn ra hiện nay trên thế giới là một sự lãng phí và làm phương hại đến phát triển bền vững, trong đó có nhiệm vụ xoá đói giảm nghèo. Báo cáo cũng rút ra những ý nghĩa chính sách xoay quanh một khái niệm rộng hơn về việc tạo sân chơi bình đẳng về mặt chính trị và kinh tế, cả trong nước và trên trường quốc tế.
Báo cáo gồm ba phần: Phần I xem xét các bằng chứng về sự bất bình đẳng về cơ hội trong nội bộ từng nước và giữa các nước. Phần II trả lời câu hỏi về ý nghĩa quan trọng của sự bất bình đẳng, trong đó có bàn đến hai kênh tác động (của cơ hội bất bình đẳng trong điều kiện thị trường không hoàn hảo và hậu quả của sự bất bình đẳng đến chất lượng các thể chế mà một xã hội tạo ra). Và phần III bàn về câu hỏi các hành động của Nhà nước có thể tạo sân chơi bình đẳng về chính trị và kinh tế như thế nào.
Tác giả:
Ngân hàng thế giới; Diệu Anh l.th.
Quản lý toàn cầu ở thế kỷ XXI (02/10/2008)
Tác giả bài viết phân tích những thách thức mang tính toàn cầu đang đặt ra hiện nay trên thế giới và đề xuất nhiều cải cách nhằm lấp chỗ trống ở cấp cao nhất trong hệ thống quốc tế và giải quyết sự bất cập giữa những thách thức này với hệ thống thể chế quốc tế hiện hành.
Tác giả:
Colin I. Bradford Jr.; Hà An l.th.
Về ngôn ngữ của màu sắc (02/10/2008)
Bản chất sự vật, hiện tượng phản ánh qua màu sắc. Cá tính mỗi người và tâm lý dân tộc cũng thể hiện qua sở thích cảm thụ màu sắc. Sự phân biệt màu sắc là năng lực của tư duy và năng lực này cũng phát triển theo sự phát triển của xã hội ở từng khu vực địa lý.
Tác giả:
Bùi Biên Hoà
“Toàn cầu hoá: những vấn đề triết học ở châu Á - Thái Bình Dương” (02/10/2008)
Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ V với chủ đề “Toàn cầu hoá: những vấn đề triết học ở châu Á - Thái Bình Dương” do tổ chức UNESCO và Hiệp hội giáo dục triết học vì dân chủ của châu Á - Thái Bình Dương (APPEND) phối hợp với Viện Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức ngày 21-22/11/2005 tại Hà Nội, không chỉ luận giải những vấn đề triết học chung đặt ra từ quá trình toàn cầu hoá như vấn đề con người, dân chủ, dân tộc và quyền dân tộc tự quyết, tôn giáo và văn hoá, mà còn góp phần làm rõ thêm các tác động tích cực và tiêu cực của quá trình này; gợi mở và luận chứng một số biện pháp cần thiết để các nước đang và chậm phát triển, trong đó có Việt Nam, có thể tận dụng được nhiều nhất những thuận lợi và giảm thiểu tác động tiêu cực từ toàn cầu hoá đối với sự phát triển xã hội.
Tác giả:
Nguyễn Đình Hoà t.th.