Những cột trụ để xây dựng xã hội tri thức (29/09/2008)

Với bốn cột trụ chủ chốt là chính trị, kinh tế tri thức, khoa học - công nghệ, giáo dục và đào tạo, xã hội tri thức hiện đại sẽ khắc phục được những khiếm khuyết của xã hội thông tin theo nghĩa cổ điển để có được đầy đủ những ưu việt của một xã hội phát triển bền vững. Tuy nhiên, phía trước của con đường tiến tới xã hội tri thức đang còn có rất nhiều thách thức mà cộng đồng quốc tế phải vượt qua. Chúng đòi hỏi cộng đồng quốc tế trên toàn thế giới phải hợp tác nỗ lực hơn nữa trong việc thực hiện mọi ước mơ phát triển bền vững của loài người.
Tác giả: Nguyễn Văn Dân

Vấn đề chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa trong văn học Việt Nam - nhìn từ lịch sử (29/09/2008)

Trong kỷ nguyên cách mạng thông tin và công cuộc toàn cầu hoá lần thứ ba này, không chỉ riêng chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa - sản phẩm của Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa (cũ) hoặc chủ nghĩa hiện đại - sản phẩm của thời đại hậu công nghiệp, mà ngay cả bản thân văn học trong nghĩa quen thuộc hàng nghìn năm của nó cũng phải thay đổi, có nghĩa là, cũng sẽ có một gương mặt khác.
Tác giả: Phong Lê

Lợi thế cạnh tranh: một số cơ sở lý thuyết và việc vận dụng vào điều kiện Việt Nam hiện nay (29/09/2008)

Đối với các nước đang phát triển, đặc biệt là những nước gần như chỉ thuần tuý dựa vào lợi thế sẵn có như: tài nguyên, nhân công,… để có được tăng trưởng ở giai đoạn vừa qua - trong đó có Việt Nam - thì việc nâng cao tính cạnh tranh để tham gia sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu hiện đang là một trong những ưu tiên hàng đầu. Bài viết tập trung làm rõ những lý thuyết cổ điển cũng như hiện đại về lợi thế cạnh tranh; phân tích ý kiến của các chuyên gia về lợi thế cạnh tranh của Việt Nam, trên cơ sở đó có thể giúp Việt Nam tận dụng được tốt hơn những lợi thế sẵn có và tạo dựng những lợi thế mới trong phát triển.
Tác giả: Đinh Thị Thơm

Vấn đề chuẩn hoá hệ thuật ngữ thông tin - thư viện tiếng Việt (29/09/2008)

Hoạt động thư viện trước kia thường dừng ở chức năng lưu trữ và cung cấp tư liệu, những năm gần đây thường gắn với hoạt động phân tích, xử lý, lưu trữ, tìm kiếm và phổ biến thông tin. Nguồn tư liệu chủ yếu của thư viện hiện nay không chỉ còn là sách. Những biến động rất đáng kể đã diễn ra ở tất thảy những gì có liên quan đến hoạt động thư viện: từ đối tượng phục vụ, nội dung, phương thức đến phương tiện hoạt động… dẫn đến sự gắn kết thông tin - thư viện với một loạt dịch vụ, tiện ích mới, thân thiện hơn với người sử dụng. Do quan niệm và thực tiễn có thể còn khác nhau về nhận thức cũng như cách làm, nên không ít thuật ngữ mới và những thay đổi về nội dung ở thuật ngữ đã có, được hiểu chưa có sự thống nhất, đôi khi dẫn đến tranh luận. Bài viết cho thấy việc hướng tới chuẩn hoá hệ thuật ngữ thông tin - thư viện đang là một trong những nhiệm vụ cấp bách không chỉ của giới ngôn ngữ học.
Tác giả: Vương Toàn

Con người và phát triển con người ở Hoà Bình: một số vấn đề lý luận và thực tiễn (29/09/2008)

Nội dung cuốn sách gồm ba chương: 1) Phát triển con người: một số quan điểm và khái niệm cơ bản; 2) Chỉ số HDI và chỉ số HPI-1 tỉnh Hoà Bình: những tiến bộ sau 20 năm đổi mới; 3) Phát triển con người ở Hoà Bình: bảng các số liệu về phát triển kinh tế, giáo dục và chăm sóc sức khoẻ.
Tác giả: Viện Thông tin KHXH & Sở KHCN tỉnh Hoà Bình; Lương Thu Trang l.th.

Giới thiệu kho sách Nhật Bản tại Thư viện Khoa học xã hội (29/09/2008)

Kho sách Nhật Bản hiện đang lưu giữ tại Thư viện Khoa học xã hội là một vốn tài liệu quý, trong đó có những đầu sách gần một ngàn năm tuổi và được coi là độc bản. Số lượng 11 ngàn đầu sách hiện có gồm nhiều bộ tổng tập lớn như Sử tịch tập lãm, Cổ sự loại uyển, Đế quốc văn khố, Văn thư cổ Nhật Bản…; nhiều bộ bách khoa toàn thư, từ điển, thư mục, niên giám, sách tra cứu như Đại từ điển các sự kiện cổ, Toàn thư danh nhân Nhật Bản, Đại từ điển triết học, Từ điển địa danh Nhật Bản…; và nhiều đầu sách về các ngành khoa học như sách nghiên cứu lịch sử Nhật Bản, các nước và thế giới, sách về tôn giáo, các tác phẩm văn học nghệ thuật và sách nghiên cứu về văn học nghệ thuật. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!
Tác giả: Nguyễn Như Diệm

Độ tin cậy của nội dung và tương lai của việc nghiên cứu, học tập và xuất bản trong môi trường số hoá (29/09/2008)

Các cán bộ thư viện và các cán bộ làm công tác xuất bản cần tìm hiểu phương pháp mà người học thế hệ ngày nay tìm kiếm và đánh giá thông tin, tìm hiểu môi trường mà họ đang làm việc, để từ đó có thể bắt đầu đánh giá vai trò của các chuyên gia thông tin trong chính môi trường đó, đồng thời đánh giá hàm nghĩa về truyền thông khoa học và xuất bản.
Tác giả: Kate Wittenberg; Mai Chi d.