Liên kết phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long - nhân tố quan trọng nhất để bứt phá về thu hút đầu tư (29/11/2010)
Để khắc phục hiện trạng nặng về hình thức, mang tính chất manh mún, thiếu tính kết nối thực chất và thiếu tính đột phá; góp phần tái tổ chức và nâng cao tính hiệu quả của liên kết phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong giai đoạn tới, trước hết tác giả khẳng định cần xác định đúng nhiệm vụ đẩy mạnh liên kết vùng theo chuẩn mực quốc tế và luôn cập nhật với các thay đổi nhanh, mạnh của bối cảnh quốc tế và khu vực. Thứ hai, phải vượt qua một loạt thách thức và các điểm nghẽn tăng trưởng, xác định lại tầm nhìn và có tư duy phát triển mới cho cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Thứ ba, liên kết vùng phải đạt được sự hài hòa dựa trên năm trụ cột của tiếp cận phát triển vùng bền vững (kinh tế - xã hội - môi trường - văn hóa - chính trị) nhằm tránh được các rủi ro trong quá trình phát triển. Từ những ý kiến nêu trên, tác giả trình bày một số đề xuất chính sách nhằm thúc đẩy kết nối vùng trong bối cảnh phát triển mới nhằm tạo bứt phá trong thu hút đầu tư và phát triển.
Tác giả:
Nguyễn Xuân Thắng
Thế đứng của tiếng Việt trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay (29/11/2010)
Bài viết tìm cách lý giải, góp phần làm rõ những hiện tượng “mới mẻ”, những thay đổi “khác lạ” và những vấn đề “nổi cộm” của tiếng Việt trong sinh hoạt ngôn ngữ của xã hội Việt Nam hiện nay. Tác giả bài viết khẳng định, nếu chúng ta biết vận dụng bài học của các thế hệ cha ông về ứng xử ngôn ngữ để giữ gìn tính uyển chuyển, linh hoạt của ngôn ngữ dân tộc qua quá trình hành chức trong các hình thức tiếp xúc ngôn ngữ đa dạng và phức tạp thì tiếng Việt vẫn sẽ có một thế đứng vững chắc trong các ngôn ngữ trên thế giới, sẽ càng thêm phát triển trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay.
Tác giả:
Bùi Khánh Thế
Về kinh tế Trung Quốc trong thập niên tới và một số vấn đề đối với Việt Nam (29/11/2010)
Nhờ vào việc áp dụng các biện pháp tài chính có hiệu quả và chính sách tiền tệ mở rộng, Trung Quốc đã dẫn đầu thế giới trong việc đưa nền kinh tế thoát khỏi tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 2008. Với Trung Quốc, khủng hoảng tài chính vừa là nguy cơ nhưng đồng thời cũng là cơ hội để quốc gia này thực hiện các chuyển đổi quan trọng nhằm tái cấu trúc nền kinh tế. Vì vậy, năm 2010 được coi là một năm bản lề. Trên cơ sở phân tích về kinh tế Trung Quốc giai đoạn 2000-2010, bài viết đưa ra một số nhận định về các xu thế lớn của kinh tế Trung Quốc trong thập niên tới và tìm hiểu một số liên hệ tới Việt Nam.
Tác giả:
Phạm Sĩ Thành
Phạm Quỳnh và những đóng góp cho văn hóa Việt Nam (29/11/2010)
Bài viết phân tích một số sự kiện quan trọng trong cuộc đời, nêu bật những đóng góp của Phạm Quỳnh cho nền văn hóa Việt Nam, qua đó cung cấp một số tư liệu giúp nhìn nhận một cách khách quan, đầy đủ, toàn diện hơn về nhân vật lịch sử vốn gây nhiều tranh luận với nhiều cách đánh giá trái chiều trong hơn nửa thế kỷ qua.
Tác giả:
Lê Công Sự
Về việc định canh định cư của người Hmông ở Lâm Đồng (trường hợp xã Rô Men) (29/11/2010)
Bài viết gồm bốn phần nội dung: 1- Một số đặc điểm về người Hmông. 2- Về tình hình người Hmông ở Lâm Đồng. 3- Một số kết quả đạt được trong quá trình định canh định cư của người Hmông tại Rô Men. 4- Những khó khăn, tồn tại và một số đề xuất về lao động, sản xuất, phát triển văn hóa - xã hội và xây dựng cơ sở hạ tầng đáp ứng kịp thời quy mô phát triển dân số.
Tác giả:
Trần Minh Đức
Nhân vật trong trường ca Việt Nam hiện đại (29/11/2010)
Tác giả bài viết tìm hiểu một số kiểu nhân vật thường thấy trong trường ca Việt Nam hiện đại với tính cách là một trong những yếu tố của thi pháp tác phẩm, là một trong những yếu tố của hình thức nghệ thuật của tác phẩm. Đó là nhân vật lãnh tụ, nhân vật lịch sử cá nhân, nhân vật vô danh tập thể, nhân vật vô danh cá nhân và nhân vật cái tôi cá nhân.
Tác giả:
Nguyễn Thị Hậu