Vấn đề thế kỷ châu Á (06/12/2012)

Bài viết tập trung xem xét các quan điểm, cách nhìn nhận về sự phát triển của châu Á xoay quanh các khái niệm “Điều kỳ diệu châu Á”, “Thế kỷ châu Á” và “Thế kỷ Thái Bình Dương”. Ở phần tiếp theo của bài viết, tác giả phân tích vai trò của Trung Quốc và Mỹ ở khu vực châu Á, cũng như “thế kẹt” của tham vọng cường quốc của hai quốc gia này ở Biển Đông.
Tác giả: Hồ Sĩ Quý

Dân chủ và dân chủ hóa từ một số cách tiếp cận cơ bản (06/12/2012)

Dân chủ và dân chủ hóa bao giờ cũng đa dạng. Sự đa dạng của dân chủ và dân chủ hóa làm cho cách tiếp cận chúng cũng trở nên đa dạng. Với một số cách tiếp cận cơ bản về dân chủ (từ các góc độ: giá trị xã hội, thể chế, phương pháp và phong cách), và dân chủ hóa (từ các góc độ: hiện thực hóa giá trị dân chủ, thể chế hóa giá trị dân chủ, tạo dựng các tiền đề và điều kiện cho dân chủ, xây dựng và hoàn thiện phương pháp và phong cách), bài viết góp thêm một cách nhìn nhận về dân chủ và quá trình dân chủ hóa hiện nay.
Tác giả: Lê Minh Quân

Về các quan hệ thẩm mỹ trong sự phát triển xã hội (06/12/2012)

Bài viết gồm ba phần nội dung: 1- Bản chất của hoạt động thẩm mỹ và các quan hệ thẩm mỹ, 2- Sự vận động của các quan hệ thẩm mỹ trong đời sống xã hội, 3- Văn hóa thẩm mỹ - một nguồn lực quan trọng trong sự phát triển xã hội.
Tác giả: Vũ Trọng Dung

Xây dựng trường đại học đẳng cấp quốc tế: kinh nghiệm của Nhật Bản và Trung Quốc (06/12/2012)

Năm học 2011-2012 và 2012-2013, Nhật Bản và Trung Quốc là hai quốc gia có số lượng các trường đại học nằm trong danh sách 200 trường đại học hàng đầu thế giới nhiều nhất châu Á. Cho dù còn những tranh cãi về sự cần thiết của xếp hạng đại học, cũng như những mặt trái mà bảng xếp hạng đại học mang lại, nhưng có thể thấy rằng, việc xếp hạng đại học đã khách quan hóa một loạt tiêu chí đánh giá vai trò, vị trí, tầm vóc không chỉ của bản thân trường đại học mà của cả hệ thống đại học ở một quốc gia. Các tác giả bài viết tìm hiểu những kinh nghiệm của Nhật Bản và Trung Quốc trong quá trình xây dựng trường đại học đẳng cấp quốc tế.
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Phương, Phùng Diệu Anh

Về việc quản lý xã hội cấp cơ sở (trường hợp vùng dân tộc Ba Na tỉnh Gia Lai) (06/12/2012)

Nội dung chính của bài viết là nghiên cứu thực trạng quản lý xã hội của hệ thống chính trị cấp cơ sở ở vùng tộc người Ba Na tỉnh Gia Lai, nhằm chỉ ra những mặt được và những vấn đề đặt ra trong công tác này, qua đó đề xuất một số kiến nghị giúp các nhà hoạch định chính sách tháo gỡ những khó khăn, đồng thời phát huy những mặt tích cực của công tác quản lý xã hội, thúc đẩy tình hình kinh tế - xã hội ở các vùng này phát triển đi lên.
Tác giả: Nguyễn Văn Thắng

Một số yếu tố tác động đến thực hiện chính sách xã hội đối với lao động nữ trong các doanh nghiệp hiện nay (trường hợp tại các doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc) (06/12/2012)

Sử dụng số liệu từ đề tài “Tác động của chính sách xã hội đối với lao động nữ trong doanh nghiệp hiện nay” (nghiên cứu trường hợp ở Vĩnh Phúc), tác giả bài viết đề cập đến điều kiện làm việc, lao động của lao động nữ ở các doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc; phân tích vai trò của doanh nghiệp, tổ chức công đoàn và người lao động trong việc thực hiện chính sách xã hội đối với người lao động; đề xuất một số giải pháp nhằm bổ sung, điều chỉnh và hoàn thiện các chính sách, điều luật, giúp đảm bảo công bằng về lợi ích giữa người sử dụng lao động và người lao động trong quá trình thực hiện quan hệ lao động.
Tác giả: Hoàng Thanh Xuân

Thế giới do Mỹ tạo ra (06/12/2012)

Bài viết trình bày những luận điểm chính trong cuốn sách “Thế giới do Mỹ tạo ra” (The World America Made) của Robert Kagan - sử gia Mỹ gốc Hy Lạp, nhà nghiên cứu của Viện Brookings. Cuốn sách gồm 5 phần bàn về những vấn đề như Phải chăng nước Mỹ đang suy tàn? Phải chăng thế giới đang ở giai đoạn cuối của Thế kỷ Mỹ? và trên hết là trật tự thế giới hiện hành từ sau Chiến tranh thế giới thứ II đến nay - Trật tự thế giới Mỹ.
Tác giả: Robert Kagan; Gia Minh g.th.