Kinh tế thị trường Việt Nam từ góc nhìn của quan hệ trung tâm - ngoại vi văn hóa (21/11/2015)
Bài viết làm rõ đặc điểm văn hóa riêng biệt của kinh tế thị trường Việt Nam, phân tích vai trò của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, cũng như mối quan hệ trung tâm - ngoại vi của từng thành phần kinh tế qua góc nhìn của quan hệ trung tâm - ngoại vi văn hóa. Trên cơ sở đó, bài viết khẳng định, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phải xác lập quan hệ trung tâm - ngoại vi, trong đó quan hệ trung tâm - ngoại vi là mối quan hệ bình đẳng, có cạnh tranh lành mạnh, đem lại đóng góp tích cực từ khu vực nhà nước và khu vực tư nhân cho nền kinh tế.
Tác giả:
Nguyễn Văn Dân
Cơ sở thực tiễn và lý thuyết của chủ nghĩa đa văn hóa (21/11/2015)
Chủ nghĩa đa văn hóa là một khái niệm ra đời từ thập niên 60 của thế kỷ XX. Tuy nhiên, cho đến nay, những quan điểm khác nhau xoay quanh thuật ngữ này vẫn là chủ đề gây nhiều tranh luận trong giới học thuật. Chủ nghĩa đa văn hóa được hiểu như là một lý thuyết triết học với tham vọng quản lý được tính đa dạng văn hóa trong lòng nhà nước dân tộc, nhưng lý thuyết này lại không có người sáng lập. Do vậy, những nghiên cứu về cơ sở lý thuyết và thực tiễn cho sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa đa văn hóa vẫn còn bỏ ngỏ. Các tác giả bài viết góp phần làm rõ những nhân tố thực tiễn thúc đẩy sự ra đời chủ nghĩa đa văn hóa và cơ sở lý luận của lý thuyết này.
Tác giả:
Bùi Thị Minh Phượng, Nguyễn Thi Phương
Nữ trí thức trong hoạt động khoa học và công nghệ (21/11/2015)
Trong những năm qua, nguồn nhân lực nữ trí thức có sự phát triển không ngừng cả về số lượng và chất lượng, luôn được coi là bộ phận quan trọng của nguồn nhân lực chất lượng cao, đóng góp vai trò đáng kể vào nền kinh tế tri thức của đất nước. Bằng cách tiếp cận xã hội học, bài viết cung cấp một số kết quả nghiên cứu về khả năng và cơ hội tham gia một số hoạt động khoa học của nữ trí thức dưới tác động của các nhân tố ảnh hưởng nhằm làm rõ hơn đặc trưng của đối tượng này trong hoạt động khoa học và công nghệ.
Tác giả:
Nguyễn Thị Việt Thanh, Bùi Văn Tuấn
Cộng đồng dân cư địa phương với quá trình xây dựng và vận hành nhà máy thủy điện nhỏ (nghiên cứu trường hợp xã Trà Giác, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam) (21/11/2015)
Dựa trên kết quả nghiên cứu xã hội học tại xã Trà Giác, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam, nơi có nhà máy thủy điện nhỏ Tà Vi, các tác giả bài viết phân tích sự tham gia của người dân địa phương và những tác động của việc xây dựng và vận hành các công trình ở địa phương đến cộng đồng dân cư. Các kết quả rút ra từ nghiên cứu có thể khái quát ở ba điểm: 1- Người dân địa phương và cán bộ xã chỉ đơn thuần chấp hành / thực hiện kế hoạch xây dựng nhà máy mà không được tham vấn trong quá trình lên kế hoạch. 2- Một bộ phận nhỏ lao động địa phương có thêm việc làm trong quá trình xây dựng nhà máy, trong khi một nhóm hộ gia đình lại gặp khó khăn khi di chuyển đến nương rẫy để sản xuất do việc xây dựng đập thủy điện. 3- Việc đền bù các thiệt hại do mực nước dâng của đập thủy điện gây ngập nương rẫy của các hộ gia đình chưa được tính đến.
Tác giả:
Nguyễn Tuấn Anh, Nguyễn Thị Hoàng Liên, Đặng Thanh Tú, Phạm Tiến Đức
Các yếu tố cản trở sự tham gia của trẻ em vào các quyết định liên quan đến trẻ trong gia đình (nghiên cứu trường hợp Hà Nội) (21/11/2015)
Sự tham gia của trẻ em vào các quyết định liên quan đến trẻ trong gia đình là một nhu cầu phát triển toàn diện của trẻ trong thời kỳ mới, và nhu cầu này đã được thể chế hóa bằng pháp luật, tạo thành quyền tham gia của trẻ. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu thực tế tại địa bàn Hà Nội, bài viết khái quát tình hình tham gia của trẻ em trong gia đình hiện nay; phân tích các yếu tố cản trở sự tham gia của trẻ em vào các quyết định liên quan đến trẻ trong gia đình.
Tác giả:
Nguyễn Thị Quỳnh Hoa
Mối quan hệ giữa bất bình đẳng trong thu nhập, nghèo đói và tội phạm ở các quốc gia (21/11/2015)
Khảo nghiệm mối quan hệ giữa bất bình đẳng trong thu nhập, nghèo đói và các loại tội phạm khác nhau, các tác giả bài viết đưa ra kết quả cho thấy, bất bình đẳng sẽ không liên quan đến tỷ lệ giết người nếu nghèo đói được kiểm soát. Kết quả các phân tích nhiều cấp độ trong Khảo sát quốc tế về nạn nhân của tội ác (International Crime Victimization Survey - ICVS) cũng cho thấy, bất bình đẳng sẽ không liên quan đến việc hành hung, cướp bóc, đột nhập và trộm cắp nếu nghèo đói được kiểm soát. Theo các tác giả, đây cũng là cơ sở lý luận để nghi ngờ nhận định về mối quan hệ giữa mức độ bất bình đẳng thu nhập của một quốc gia và khả năng xảy ra hành vi phạm tội. Tạp chí Thông tin KHXH giới thiệu phần đầu của bài viết.
Tác giả:
Paul-Philippe Pare, Richard Felson; Lan Anh d.