Dưới lăng kính triết học (30/11/2007)
Chủ đề xuyên suốt của toàn bộ cuốn sách là con đường tìm kiếm câu trả lời cho các vấn đề thực tiễn của lịch sử đương đại: Nhân loại, người là ai? Nhân loại có đặc trưng thế nào với tư cách là một phần của vũ trụ và là một chủ thể của lịch sử? Những xung đột nào là vốn có đối với nhân loại ở quy mô toàn hành tinh? Những vấn đề cấp bách của nhân loại gồm những gì?
Tác giả:
Davidovich V.E.; Phạm Thái Việt l.th.
Hoạt động khảo cổ học Việt Nam năm 2002 (30/11/2007)
Bài viết tổng kết những kết quả đạt được trong các hoạt động điều tra, thám sát, khai quật và nghiên cứu khảo cổ học ở Việt Nam trong năm 2002 theo bốn lĩnh vực: khảo cổ học thời đại Đá, khảo cổ học thời đại Kim khí, Khảo cổ học Lịch sử và khảo cổ học Champa - Óc Eo.
Tác giả:
Tống Trung Tín
Tìm hiểu lịch sử cái gọi là “Vấn đề Vũ Trọng Phụng” (30/11/2007)
Tác giả tập trung tìm hiểu thời điểm nảy sinh, các khía cạnh "tồn đọng" và nguyên nhân kéo dài "vấn đề Vũ Trọng Phụng” - vấn đề chạm vào chỗ thiêng nhất, nhạy cảm nhất trong quan niệm nghệ thuật, vốn gắn rất chặt với quan niệm chính trị và quan niệm đạo đức ở Việt Nam.
Tác giả:
Phong Lê
Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật và một số vấn đề văn hoá (30/11/2007)
Phần tiếp theo của bài viết nêu gợi ý về những phương hướng và biện pháp góp phần giải quyết tác động tiêu cực của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật đối với sự phát triển văn hoá và con người, trong đó có việc loại trừ các mục tiêu kinh tế và chính trị không lành mạnh trong việc sử dụng các thành tựu khoa học - kỹ thuật; chú trọng quan hệ tương tác giữa khoa học xã hội và khoa học kỹ thuật, kể cả khoa học tự nhiên; lấy con người làm trung tâm của mọi tư duy và hành động, coi trọng nhãn quan văn hoá và kích thước nhân văn; tạo sự bình đẳng trong chuyển giao tiến bộ và thành tựu khoa học và công nghệ giữa các quốc gia; đồng thời quan tâm đến trách nhiệm của các nhà khoa học.
Tác giả:
Nguyễn Chí Tình t.th.
Phát triển bền vững nền văn minh nhân loại: những vấn đề mới, những thách thức mới ở ranh giới thế kỷ XX và XXI (30/11/2007)
Các tác gi? di?m l?i quá trình hình thành quan ni?m phát tri?n b?n v?ng; di sâu xem xét nh?ng m?c d? "m?nh", "y?u" khác nhau trong quan ni?m c?a nh?ng ngu?i ch? truong phát tri?n b?n v?ng; nh?n m?nh s? c?n thi?t ph?i c?ng c? quan ni?m phát tri?n b?n v?ng trong nh?n th?c khoa h?c và nh?n th?c xã h?i ? các nu?c; d?ng th?i d? c?p d?n nh?ng v?n d? có liên quan d?n s? c?n thi?t ph?i d?i m?i quan ni?m phát tri?n b?n v?ng trong th?i d?i toàn c?u hoá hi?n nay.
Tác giả:
Osmova M.N., Ljamenkova A.K.; Thu Khanh l.th.
Xã hội loài người đi về đâu? Hồi cố và bình luận về thế kỷ XX (30/11/2007)
Thế kỷ XX mà chúng ta vừa trải qua thực là đặc biệt, thể hiện ở sự "vượt trội" của nó so với tất cả các thế kỷ trước, cả về những tiến bộ và thành tựu lẫn về những thảm hoạ cũng như những vấn đề toàn cầu phức tạp mà loài người phải đối mặt và giải quyết, để từ đó nhận ra phương hướng đi tới bảo đảm lòng tin và hy vọng vào tương lai: lịch sử thế giới đã đi vào thời kỳ bước ngoặt mang tính sống còn, rằng tiếp tục kiên trì chủ nghĩa tư bản sẽ là một con đường chết, chỉ có chủ nghĩa xã hội mới có thể cứu nguy toàn thể loài người.
Tư tưởng cơ bản trên đây được tác giả triển khai lần lượt qua ba phần của bài viết: 1) Tiến bộ và thành tựu: một trăm năm vượt qua mấy trăm vạn năm; 2) Tai hoạ và vấn đề: một thế kỷ vượt quá tất cả các thế kỷ trước; 3) Bài học và gợi mở: chủ nghĩa xã hội là sự lựa chọn duy nhất của loài người.
Xin giới thiệu với bạn đọc phần đầu của bài viết.
Tác giả:
Shu Yongqing; Viễn Phố d.