Tác động của sự phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đối với tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước (13/10/2008)
Thực tiễn quá trình đổi mới ở nước ta cho thấy mối quan hệ khăng khít giữa phát triển kinh tế với tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Nghiên cứu mối quan hệ này không phải là xem xét những việc đã làm được hay chưa làm được, mà là phân tích mối quan hệ này trong quá trình đổi mới hiện nay đã phù hợp với quy luật chung về mối quan hệ giữa kinh tế với chính trị trong hoàn cảnh Việt Nam và trong điều kiện thời đại ngày nay hay chưa. Xin giới thiệu với bạn đọc phần đầu của bài viết.
Tác giả:
Trần Ngọc Hiên
Về phương pháp luận và phương pháp thống nhất logic - lịch sử trong nghiên cứu Thăng Long - Hà Nội nghìn năm (13/10/2008)
Yêu cầu phương pháp luận trong “Nghiên cứu phát huy điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và giá trị lịch sử - văn hoá 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, phục vụ phát triển toàn diện Thủ đô” (Chương trình khoa học xã hội cấp Nhà nước, mã số KX.09) thể hiện ở việc xác định đối tượng và mục đích nghiên cứu, đánh giá tiềm năng các điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hoá, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ của Thủ đô Thăng Long - Hà Nội; xác định cách tiếp cận đối với Thăng Long - Hà Nội như một khách thể xã hội phát triển qua nghìn năm lịch sử nhờ vào xung lực tác động qua lại “địa linh - nhân kiệt” và “nhân kiệt - địa linh”; lựa chọn các phương pháp nghiên cứu phù hợp với “cách tiếp cận” và do vậy, thích hợp với khách thể nghiên cứu.
Tác giả:
Lại Văn Toàn
Đi tìm một phẩm chất đặc trưng cho người Hà Nội qua tấm gương văn học (13/10/2008)
Nếu muốn tìm đến phẩm chất thanh lịch trước hết hãy tìm về các phố cổ - nơi cư ngụ của lớp dân cư đã sống ở đây qua nhiều đời. Rồi đến mọi lớp người ở các ngoại ô, ven đô, sản phẩm của thời hiện đại và quá trình đô thị hoá. Vị trí của các tầng lớp dân nghèo. Sự tăng trưởng nhanh chóng của số dân ngụ cư. Vai trò các tầng lớp trí thức, từ các thế hệ sĩ phu Thăng Long - Bắc Hà trong lịch sử, đến các tầng lớp trí thức thế kỷ XX, trong đó có những tên tuổi lớn của văn học hiện đại…
Tác giả:
Phong Lê
Trần Huy Liệu - nhà sử học lớn của thế hệ mở đường (13/10/2008)
Giáo sư, Viện sĩ Trần Huy Liệu (1901 - 1969), tác giả của bộ sách “Lịch sử tám mươi năm chống Pháp” được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh cao quý là một trong những nhà sử học lớn nhất của thế hệ mở đường, khai sáng nền sử học Việt Nam hiện đại.
Tác giả:
Đinh Xuân Lâm, Phạm Hồng Tung
Mấy suy nghĩ về tư tưởng Hồ Chí Minh về người tài (13/10/2008)
Bài viết phân tích một số tư tưởng quan trọng, mang tính chiến lược về vấn đề nhân tài hàm chứa trong câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Nước nhà cần phải kiến thiết. Kiến thiết cần phải có nhân tài. Trong số… đồng bào chắc không thiếu người có tài có đức. E vì Chính phủ không nghe đến, thấy không khắp, đến nỗi những bậc tài đức không thể xuất thân… Muốn sửa đổi điều đó, và trọng dụng những kẻ hiền năng, các địa phương phải lập tức điều tra nơi nào có người tài đức, có thể làm được những việc ích nước lợi dân, thì phải báo cáo ngay cho Chính phủ biết” (Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 4, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000).
Tác giả:
Trần Văn Khánh
Chính trị qua cách tiếp cận văn hoá chính trị tại Diễn đàn xã hội thế giới (13/10/2008)
Tác giả bài viết đưa ra cách hiểu rõ hơn về chính trị văn hoá, tập trung vào những vấn đề nổi cộm và những cuộc tranh cãi do có sự đánh giá thấp bản chất chính trị của văn hoá và khẳng định: khi hiểu được tính chính trị cao của nền chính trị văn hoá đang hình thành trong Phong trào vì sự công bằng và đoàn kết toàn cầu (GJSM), trong “không gian mở” của Diễn đàn xã hội, người ta sẽ nắm được tiềm năng của “phong trào của những phong trào”. Ngoài chức năng là nơi lên kế hoạch đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa tự do hoá, Phong trào toàn cầu hoá (AGM) và Diễn đàn xã hội thế giới còn là nơi đấu tranh để khẳng định vị trí trung tâm của văn hoá trong chính trị.
Tác giả:
Michal Osterweil; Nguyễn Thị Yến l.th.
Tuyên ngôn thế giới của UNESCO về đa dạng văn hoá (13/10/2008)
Bài viết giới thiệu nội dung “Tuyên ngôn thế giới của UNESCO về đa dạng văn hoá” nhằm mục đích bảo tồn sự đa dạng văn hoá với tư cách là một kho báu sống có thể được đổi mới, một quá trình bảo đảm sự sống còn của nhân loại; nhằm tránh những quan điểm phân ly và những trào lưu tôn giáo chính thống, những quan điểm mà nhân danh sự khác biệt văn hoá, có thể thiêng liêng hoá những sự khác biệt này, từ đó đi ngược lại thông điệp của “Tuyên ngôn thế giới về quyền con người”.
Tác giả:
UNESCO; Nguyễn Văn Dân d.