Đông Kinh Nghĩa Thục và phong trào canh tân giáo dục Việt Nam đầu thế kỷ XX (30/09/2008)
Tác giả đề cập đến bối cảnh lịch sử sự ra đời của Đông Kinh Nghĩa Thục ở Việt Nam, xem xét nội dung và phương pháp giáo dục của phong trào canh tân giáo dục của Đông Kinh Nghĩa Thục với các phương châm: một là dùng văn tự nước nhà; hai là hiệu đính sách vở cần chú ý đến Việt Nam, tuyệt đối không đi vào con đường khảo chứng vụn vặt; ba là sửa đổi phép thi, bỏ lối văn biền ngẫu cũ, chỉ thi Quốc ngữ và Toán pháp, khuyến khích tinh thần tự do thảo luận của học sinh; bốn là cổ vũ nhân tài, đưa các học sinh tốt nghiệp vào thử thách qua công tác ở các bộ, viện.
Tác giả:
Đinh Xuân Lâm
Giá trị vạch thời đại của Cách mạng tháng Mười (30/09/2008)
Lịch sử nhân loại, từ khi xuất hiện giai cấp và đấu tranh giai cấp, đã có nhiều cuộc cách mạng xã hội do các giai cấp bị áp bức, bóc lột tiến hành nhằm tự giải phóng, nhưng duy nhất chỉ có Cách mạng tháng Mười mang giá trị vạch thời đại. Giá trị đó thể hiện ở việc thức tỉnh giai cấp công nhân, lao động và nhân dân các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh, mở ra con đường giải phóng không chỉ cho giai cấp công nhân, mà còn mở ra con đường cho sự giải phóng toàn thể loài người.
Tác giả:
Lại Ngọc Hải
Tác động của việc gia nhập WTO tới quyền kinh tế, xã hội và văn hoá của phụ nữ (30/09/2008)
Tư cách thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) sẽ đem lại cả những tác động tích cực và không tích cực đối với Việt Nam. Việc thực hiện các quyền con người đương nhiên cũng sẽ chịu ảnh hưởng trong bối cảnh như vậy. Nhiều nghiên cứu cho thấy, phụ nữ là đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất trong mọi lĩnh vực. Bài viết chỉ ra những tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO đối với việc bảo đảm thực hiện các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá của phụ nữ ở nước ta.
Tác giả:
Hoàng Mai Hương
Bồi dưỡng tư tưởng Hồ Chí Minh cho thế hệ trẻ trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá (30/09/2008)
Xuất phát từ cơ sở các quan điểm, tư tưởng Hồ Chí Minh về bồi dưỡng toàn diện thế hệ trẻ, các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, từ phương hướng và nhiệm vụ của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong thời kỳ mới, tác giả cho rằng, nội dung bồi dưỡng toàn diện cho thế hệ trẻ trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước bao gồm: Thứ nhất, bồi dưỡng về đạo đức cách mạng, lối sống có văn hoá, ý thức chấp hành pháp luật. Thứ hai, bồi dưỡng về lý luận cách mạng cho thế hệ trẻ. Thứ ba, bồi dưỡng về trình độ văn hoá, năng lực trí tuệ, bồi dưỡng tài năng và năng lực nghiên cứu khoa học, từng bước làm chủ khoa học công nghệ. Thứ tư, bồi dưỡng về thể chất, thẩm mỹ cho thế hệ trẻ. Thứ năm, bồi dưỡng các giá trị truyền thống của dân tộc.
Tác giả:
Bùi Thị Cần
Mười năm sau cuộc khủng hoảng châu Á, chúng ta vẫn chưa thoát khỏi cánh rừng (30/09/2008)
Joseph E. Stiglitz là người đoạt giải Nobel về kinh tế. Cuốn sách mới nhất của ông là “Làm cho toàn cầu hoá phát huy tác dụng” (Making Globalization Work). Bài viết này, được đăng trên tờ The Daily Star, ngày 03 tháng 07 năm 2007, trình bày một số nhận xét khái quát về nền tài chính toàn cầu sau 10 năm cuộc khủng hoảng tài chính châu Á và rút ra những bài học trong việc cơ cấu và quản lý nền tài chính toàn cầu.
Tác giả:
Joseph E. Stiglitz; Duy Minh d.
Những kẻ thách thức đổi mới mới: sự nổi lên của Trung Quốc và Ấn Độ (30/09/2008)
Trung Quốc và Ấn Độ ngày nay đang đẩy nhanh những nỗ lực bắt kịp và tìm cách tiến lên mức cao hơn trong chuỗi giá trị gia tăng thông qua công nghệ thông tin và truyền thông, nhưng vẫn còn một hành trình dài trước mắt để phát triển công nghệ và tạo dựng tinh thần kinh doanh sáng tạo nhằm bắt kịp các quốc gia đổi mới hàng đầu trên thế giới.
Tác giả:
Dan Steinbock; Bùi Minh Phượng l.th.