Nhà nước kiến tạo phát triển - Khái niệm và những yếu tố thành công (12/12/2016)
Tại phiên họp thường kỳ đầu tiên sau khi nhậm chức, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định: “Việc cải cách thể chế - cái đích lớn nhất của cải cách hành chính - sẽ được thực hiện theo hướng chuyển mạnh từ Nhà nước điều hành nền kinh tế sang Nhà nước kiến tạo phát triển.” Vậy “Nhà nước kiến tạo phát triển” là gì? Tại sao cần đặt vấn đề xây dựng “Nhà nước kiến tạo phát triển” trong điều kiện tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới và tích cực, chủ động hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay? Đâu là những giải pháp để đạt mục tiêu xây dựng “Nhà nước kiến tạo phát triển” ở Việt Nam? Bài viết góp ý kiến giải mã khái niệm “Nhà nước kiến tạo phát triển” và chỉ ra những yếu tố thành công của mô hình này.
Tác giả:
Ngô Huy Đức, Nguyễn Thị Thanh Dung
Tình hình nghiên cứu hệ giá trị Việt Nam (12/12/2016)
Từ cách hiểu về thuật ngữ “hệ giá trị” và “hệ giá trị Việt Nam”, tác giả bài viết tập trung trình bày, đánh giá các nghiên cứu tiêu biểu về “hệ giá trị Việt Nam” của các học giả phương Tây cũng như của các học giả Việt Nam từ thời Pháp thuộc đến nay; trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một vài suy nghĩ về việc xác định “hệ giá trị Việt Nam” hiện nay.
Tác giả:
Nguyễn Thị Hoàn
Học giả Ứng Hòe Nguyễn Văn Tố (12/12/2016)
Nguyễn Văn Tố là một nhân sĩ có tiếng trước Cách mạng tháng Tám. Ông làm việc tại Học viện Viễn Đông Bác cổ, phụ trách Trị sự Tạp chí của Học viện. Ông là nhà báo có nhiều bài viết bằng tiếng Pháp và tiếng Việt trong nhiều lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn trên nhiều báo, tạp chí đương thời. Ông cũng tham gia các tổ chức nhằm nâng cao dân trí như Hội Trí Tri và nhất là Hội truyền bá Quốc ngữ mà ông là một trong những người sáng lập và là Hội trưởng. Bài viết chủ yếu đề cập đến gia cảnh và các hoạt động xã hội của Ứng Hòe Nguyễn Văn Tố trước năm 1945 và những tư liệu quý mà ông đã để lại cho Thư viện Khoa học xã hội.
Tác giả:
Ngô Thế Long
Một vài nét về quá trình hiện đại hóa Thư viện Khoa học xã hội giai đoạn 2008-2015 (12/12/2016)
Nội dung bài viết đánh giá khái quát quá trình hiện đại hóa Thư viện Khoa học xã hội, tập trung vào giai đoạn 2008-2015, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp cụ thể, tiến tới xây dựng nội dung phục vụ việc hiện đại hóa Thư viện cho giai đoạn sau: 1- nhóm giải pháp hoàn thiện công tác xây dựng, phát triển các cơ sở dữ liệu điện tử; 2- nhóm giải pháp hoàn thiện công tác đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị; 3- nhóm giải pháp hoàn thiện công tác ứng dụng phần mềm quản lý thư viện, áp dụng các chuẩn nghiệp vụ hiện đại; 4- nhóm giải pháp nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, đổi mới phương thức phục vụ.
Tác giả:
Nguyễn Lê Phương Hoài