Tác động của kinh tế tri thức đối với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nước ta và suy nghĩ vận dụng vào thực tiễn (29/09/2008)
Kinh tế tri thức mới ra đời và phát triển hơn hai thập kỷ nhưng đã trở thành xu hướng chủ đạo của thời đại hiện nay và sẽ tác động ngày càng tăng đối với Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá, chính trị và quan hệ quốc tế. Những tác động khách quan ấy đem lại kết quả như thế nào còn tuỳ thuộc vào nhận thức và hoạt động chủ quan. Do vậy, việc nhận thức đúng tính chất, chiều hướng và mức độ của những tác động ấy có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đó là nội dung bài viết của tác giả Trần Ngọc Hiên.
Tác giả:
Trần Ngọc Hiên
Đa dạng văn hoá ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá (29/09/2008)
Bài viết trình bày khái quát sự đa dạng văn hoá của thế giới trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay; phân tích sự đa dạng văn hoá ở Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử; đồng thời nêu lên một số nội dung liên quan đến việc giữ gìn và bảo vệ sự đa dạng văn hoá được thể hiện ở Hiến pháp, đường lối và chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
Tác giả:
Tô Ngọc Thanh
Một số phương cách giữ gìn và phát triển ngôn ngữ dân tộc - ngôn ngữ quốc gia ở các nước (29/09/2008)
Tác giả đề cập đến mối quan hệ giữa ngôn ngữ dân tộc - ngôn ngữ quốc gia với các ngôn ngữ dân tộc khác trong một quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ; mối quan hệ giữa ngôn ngữ quốc gia với các tiếng nước ngoài, nhất là với tiếng Anh - ngôn ngữ có tính toàn cầu trong thời đại phát triển mạnh mẽ của công nghệ, thông tin và toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới; giới thiệu một số phương cách giữ gìn và phát triển ngôn ngữ dân tộc.
Tác giả:
Nguyễn Huy Cẩn
Một số vấn đề về phát triển lý luận cải cách hành chính ở Việt Nam (29/09/2008)
Phân tích và nêu rõ một số nội dung về lựa chọn mục tiêu ưu tiên trong quá trình xây dựng chiến lược cải cách hành chính đã được tổng kết qua nghiên cứu các cuộc cải cách hành chính trên thế giới, tác giả đề xuất những nội dung cần tiến hành trong quá trình nghiên cứu phát triển lý luận cải cách hành chính ở Việt Nam hiện nay.
Tác giả:
Hạnh Linh
Những quan điểm mới về hoạch định các chương trình nhà nước: tư vấn của các chuyên gia Liên Hợp Quốc (29/09/2008)
Bài viết trình bày các đặc điểm cơ bản của chiến lược đồng tác học: tư duy lý luận ở tầm chiến lược với sự chú ý đặc biệt đến các mục tiêu thực tế, ưu tiên chú ý những vấn đề then chốt mở ra khả năng lựa chọn một trong hai, quan điểm sáng tạo rộng rãi khi vạch ra các phương án đối trọng mới, hiểu biết đầy đủ về các quá trình lịch sử toàn cầu, tự phân tích một cách kỹ lưỡng trong bối cảnh bất ổn về chiến lược, tính đến tương lai lâu dài, phân tích khoa học chuyên sâu nhân tố bất định, quan điểm hệ thống, quan điểm giá trị, hướng vào tìm kiếm những sai lầm đã phạm phải, tăng cường chú ý đến các nguồn lực, sử dụng các tổ chức hành chính và chú ý đến khía cạnh pháp lý trong hoạt động của họ, ưu tiên các biện pháp phi chính trị có chú ý đến ảnh hưởng của các yếu tố chính trị, phát huy tư duy xã hội đa dạng, tăng cường chú ý đến vấn đề điều tiết các cuộc khủng hoảng, sẵn sàng liên tục tổng kết kinh nghiệm tích luỹ được trong tiến trình thực hiện chương trình. Bài viết cũng đề cập đến một số kinh nghiệm của các nước trong việc hoạch định các chương trình nhà nước thông qua việc áp dụng “chiến lược hoàn thiện tiềm lực nhà nước theo modul đồng tác học”.
Tác giả:
Vasilenko I.; Hạ Vân l.th.
Đi trước thời gian (Diễn đàn Năng suất - Chất lượng lần thứ IX) (29/09/2008)
Với thông điệp “mỗi tổ chức, những người lãnh đạo, các nhà quản lý và mỗi cá nhân ngay từ bây giờ, dù không còn sớm, hãy chuẩn bị cho mình hành trang hữu hiệu nhất để vững bước đi vào tương lai”, Diễn đàn Năng suất - Chất lượng lần thứ IX với tiêu đề “Đi trước thời gian” đã diễn ra trong ba ngày 22-24/09/2004 dưới sự chủ trì của Trung tâm Năng suất Việt Nam (Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng). Nội dung thảo luận của Diễn đàn tập trung vào hai Hội nghị toàn thể và bốn chuyên đề song song: 1) Các công cụ quản lý - hành trang tương lai; 2) Quản lý môi trường - lợi nhuận song hành cùng phát triển bền vững; 3) Cải cách hành chính: vấn đề hôm nay - viễn cảnh tương lai; 4) Hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn (SBM) - ngôn ngữ chung của quá trình toàn cầu hoá.
Tác giả:
Hữu Tùng t.th.
Tổ chức và kích thích lao động: kinh nghiệm của nước ngoài (29/09/2008)
Trong số kinh nghiệm thế giới về tổ chức và kích thích lao động có thể nêu một cách ước lệ ba mô hình là mô hình Mỹ, mô hình Nhật Bản và mô hình Tây Âu. Việc tìm hiểu đặc điểm của các mô hình này sẽ rất có lợi cho giới chuyên gia nghiên cứu để vạch ra các hệ thống tương tự trong các doanh nghiệp của Nga.
Tác giả:
Ivlev A., Garaibekh Ju.; Mai Linh d.