Tác động của phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đối với tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước (13/10/2008)
Thực tiễn quá trình đổi mới ở nước ta cho thấy mối quan hệ khăng khít giữa phát triển kinh tế với tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Nghiên cứu mối quan hệ này không phải là xem xét những việc đã làm được hay chưa làm được, mà là phân tích mối quan hệ này trong quá trình đổi mới hiện nay đã phù hợp với quy luật chung về mối quan hệ giữa kinh tế với chính trị trong hoàn cảnh Việt Nam và trong điều kiện thời đại ngày nay hay chưa. Xin giới thiệu với bạn đọc phần cuối của bài viết.
Tác giả:
Trần Ngọc Hiên
Một số vấn đề thực tiễn đặt ra đối với việc xây dựng Luật Bình đẳng giới ở Việt Nam (13/10/2008)
Ở Việt Nam, Luật Bình đẳng giới được Quốc hội dự kiến thông qua trong nhiệm kỳ khoá XI. Hiện nay, văn bản Luật sơ thảo do Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam chủ trì xây dựng đã được chuyển tới nhiều cơ quan để lấy ý kiến bổ sung, hoàn thiện. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nhiều quan điểm khác nhau, nhiều vấn đề thực tiễn đang đặt ra một cách bức xúc; đặc biệt, trong một số lĩnh vực then chốt như lao động - việc làm, giáo dục - đào tạo, kiện toàn bộ máy chính trị và khắc phục các vấn đề xã hội, v.v… đòi hỏi các cơ quan biên soạn và ban hành luật xem xét thấu đáo. Bài viết tập trung làm rõ một số vấn đề thực tiễn liên quan tới bình đẳng giới ở Việt Nam.
Tác giả:
Trịnh Thị Kim Ngọc, Nguyễn Hữu Dũng
Tục ngữ, thơ ca dân gian Việt Nam về đạo đức, đặc trưng bản chất của con người cần được quan tâm giáo dục (13/10/2008)
Tục ngữ, thơ ca dân gian Việt Nam có nhiều triết lý, quan niệm nhấn mạnh đạo đức, đặc trưng bản chất của con người cần được quan tâm giáo dục. Ở đó hàm chứa không ít câu triết luận giáo dục con người cần có đức tính khiêm tốn, có tinh thần và việc làm vị tha, có lối sống chân thật, nghĩa tình, chung thuỷ, có sự đúng mức, biết giới hạn trong hành động để giữ gìn lương tâm và hướng thiện. Kho tàng sáng tác mang nhiều ý nghĩa này còn giáo dục đạo đức cho con người bằng cách mô tả những biểu tượng và tấm gương sáng, mẫu mực và phẩm chất đó cho mọi người học tập, noi theo.
Tác giả:
Lê Huy Thực
Khoa học cơ bản thế kỷ XX đối với một số vấn đề lớn của triết học (13/10/2008)
Đứng trên quan điểm của chủ nghĩa Marx-Lenin, tác giả cuốn sách giới thiệu các thành tựu lớn có ý nghĩa triết học quan trọng của các ngành khoa học cơ bản ở thế kỷ XX và trình bày các kết luận khoa học có ý nghĩa triết học dưới dạng định tính; phân tích những vấn đề triết học về khoa học thế kỷ XX, cụ thể là những vấn đề triết học mà giới khoa học, nhất là giới triết học Âu - Mỹ thế kỷ XX nêu ra và tranh luận xung quanh giá trị của khoa học. Tác giả cũng nêu lên một số đóng góp của khoa học cơ bản thế kỷ XX cho những vấn đề lớn của triết học, mà trung tâm là cuộc tranh luận giữa triết học duy tâm và triết học duy vật biện chứng.
Tác giả:
Lê Văn Giạng; Hoàng Ngân l.th.
Tư tưởng của V. I. Lenin về cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản vì dân chủ và chủ nghĩa xã hội (13/10/2008)
V. I. Lenin, trong quá trình lãnh đạo và chỉ đạo cách mạng, luôn quan tâm đến vị trí và tầm quan trọng của vấn đề dân chủ trong cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản. Đấu tranh cho dân chủ ở những trình độ và tính chất khác nhau trước và sau khi giành chính quyền đều nằm trong mục tiêu chung của cuộc đấu tranh giải phóng của giai cấp vô sản. Đấu tranh cho dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Và do đó, vấn đề quan trọng nhất - như Lenin nói - là không phải chỉ tuyên truyền về dân chủ, tuyên bố và ra sắc lệnh về dân chủ là đủ, không phải chỉ giao trách nhiệm thực hiện chế độ dân chủ cho những người đại diện nhân dân trong những cơ quan đại biểu là đủ, mà cần xây dựng ngay chế độ dân chủ, bắt đầu từ cơ sở, dựa vào ý kiến của bản thân quần chúng, với sự tham gia thực sự của quần chúng vào tất cả đời sống của Nhà nước. Đó là yêu cầu, là mệnh lệnh của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, trong đó có sự nghiệp đổi mới vì chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay.
Tác giả:
Lê Minh Quân
Dân chủ và phát triển (13/10/2008)
Quan hệ giữa dân chủ và phát triển là một đề tài quen thuộc, nhưng hiện đang là vấn đề thời sự được nhiều tác giả và tác phẩm đề cập, nghiên cứu từ nhiều góc độ. Bài viết tổng hợp những quan điểm khác nhau về vấn đề này trong thời gian nửa cuối thế kỷ XX, đặc biệt là những năm 1990, và những năm đầu thế kỷ XXI.
Tác giả:
Philippe Marchesin; Đỗ Sáng l.th.
Cao Xuân Dục - nhà văn hoá lớn thời cận đại (13/10/2008)
Bài viết giới thiệu chân dung nhà văn, nhà sử học, nhà giáo dục học Cao Xuân Dục với những đóng góp to lớn của ông trong các lĩnh vực triết học, đạo đức học, văn học, văn hoá, lịch sử, địa lý, xứng đáng là một nhà văn hoá lớn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ở Việt Nam.
Tác giả:
Chương Thâu
Cần thực sự làm gì để giúp đỡ các nước nghèo (13/10/2008)
Chi tiêu cho giáo dục và y tế có thể thúc đẩy nguồn vốn con người ở các nước nghèo và giúp các nước này thực hiện được những Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ, nhưng chỉ với điều kiện chính phủ các nước phải có trách nhiệm.
Tác giả:
E. Baldacci, B. Clements, Q. Cui, S. Gupta; Hà An d.