Những tiêu chí cơ bản của con người Việt Nam thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay (29/12/2009)

Phần tiếp theo của bài viết đề cập đến ba trong hệ thống năm tiêu chí cơ bản của con người văn hóa Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay. Tiêu chí thứ ba có tính then chốt và mang tính đặc thù là trình độ chuyên môn cao, lao động chuyên nghiệp. Tiêu chí thứ tư là tiêu chí về đạo đức mới với các nội dung như: lý tưởng phấn đấu cho độc lập dân tộc, đất nước phồn vinh, nếp sống văn minh, trung thực, nhân nghĩa, chân thành, khiêm tốn, ứng xử hợp lý, hợp tình, chống chủ nghĩa cá nhân, v.v… Và tiêu chí thứ năm là tiêu chí về tinh thần dân tộc. Trong điều kiện hiện nay, việc tạo dựng, khơi dậy và phát huy tinh thần dân tộc là một đòi hỏi tất yếu để hội nhập và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Theo tác giả bài viết, hệ thống năm tiêu chí cơ bản đã được đề cập đến cần được sử dụng một cách tổng hợp để xem xét và đánh giá con người văn hóa Việt Nam trong thời kỳ lịch sử hiện nay. Hệ các tiêu chí này cũng là một định hướng cần thiết để chúng ta xây dựng, đào tạo con người Việt Nam nhằm đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế.
Tác giả: Lương Việt Hải

Hội thảo khoa học: “Mô hình kinh tế tổng quát trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam: Cơ sở lý luận và thực tiễn” (29/12/2009)

Bài viết tổng thuật nội dung cuộc hội thảo khoa học với chủ đề “Mô hình kinh tế tổng quát trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam: Cơ sở lý luận và thực tiễn” do Hội đồng Lý luận trung ương và trường Đại học Kinh tế quốc dân phối hợp tổ chức vào tháng 9 năm 2009. Mặc dù có những ý kiến khác nhau, song các nhà khoa học tham gia hội thảo đã đạt được sự đồng thuận cao về vai trò của cơ chế kinh tế thị trường trong vận hành nền kinh tế, và phát triển kinh tế thị trường là tất yếu khách quan, là sự lựa chọn đúng đắn và sáng suốt. Mô hình phát triển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn tới sẽ là mô hình phát triển toàn diện, thực hiện việc kết hợp tăng trưởng kinh tế nhanh với công bằng xã hội ngay từ đầu và trong toàn bộ tiến trình phát triển. Phát triển kinh tế của Việt Nam là quá trình kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa cả ba mặt: kinh tế, xã hội và môi trường. Cho dù mô hình lựa chọn là gì, song đó tất yếu phải là sự phát triển nhanh và bền vững: phát triển với tốc độ cao, nhanh, rút ngắn nhưng vẫn đảm bảo sự cân bằng, hài hòa với các vấn đề xã hội, môi trường; tốc độ tăng trưởng phải đi đôi với chất lượng tăng trưởng.
Tác giả: Vũ Xuân Mai t.th.

Quan hệ của thiết chế giáo dục với kinh tế thị trường - từ góc độ xã hội học (29/12/2009)

Tác giả làm rõ mối quan hệ của thiết chế giáo dục với kinh tế trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và vận hành cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tập trung vào các nội dung: mối tương tác của giáo dục với kinh tế, phân hóa giàu nghèo về kinh tế và giáo dục, gợi mở một số hướng giải quyết nhằm bảo đảm mối quan hệ hài hòa giữa giáo dục với kinh tế thị trường.
Tác giả: Lê Ngọc Hùng

Về thí điểm cải cách kinh tế ở Trung Quốc (29/12/2009)

Nhìn lại lịch sử chuyển đổi của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu trước kia, có thể nhận thấy, trong khi Trung Quốc có thể tiến hành các thử nghiệm cải cách mang tính khu vực (dù do bộ chủ quản hay chính quyền khởi xướng) - và các cải cách này có vai trò quan trọng trong việc giúp Trung Quốc tránh các cú shock trong khi chuyển đổi - thì các quốc gia nêu trên lại thất bại hoặc vấp phải nhiều khó khăn khi thiết lập mô hình cải cách này. Ngoài ra, trong khi Liên Xô và các nước Đông Âu đa phần đều lựa chọn phương thức chuyển đổi mang tính tức thời (liệu pháp shock) thì Trung Quốc lại lựa chọn cách thức cải cách dần dần. Đâu là nguyên nhân của những khác biệt nêu trên? Bài viết sử dụng lý thuyết tổ chức để chỉ ra rằng sự khác biệt về kết cấu tổ chức kinh tế (M-form và U-form) là một trong những nguyên nhân có thể giải thích cho sự khác biệt này.
Tác giả: Phạm Sỹ Thành

Vài nét về văn hóa ứng xử của người Nhật Bản (29/12/2009)

Bài viết tìm hiểu về sự hình thành văn hóa ứng xử của người Nhật Bản và phân tích một số khía cạnh đặc trưng trong văn hóa ứng xử của người Nhật trong cách ứng xử với tự nhiên, ứng xử với xã hội (ở nơi làm việc, với người nước ngoài và xử thế nơi công cộng) và ứng xử trong gia đình.
Tác giả: Ngô Hương Lan

Một số quan điểm về đối thoại, đụng độ và hợp tác giữa các nền văn hóa, văn minh (29/12/2009)

Quá trình toàn cầu hóa đang làm cho mối quan hệ của các nền văn minh trên thế giới phức tạp hơn bao giờ hết. Cũng từ đó các quan điểm về đụng độ, đối thoại hay hợp tác giữa các nền văn minh có điều kiện phát triển nở rộ và theo nhiều khuynh hướng khác nhau. Các cuộc bàn thảo về mối quan hệ giữa các nền văn minh đã và đang là chủ đề gây nhiều tranh cãi. Tất nhiên, những quan điểm khác nhau vẫn tìm được cho mình một chỗ dựa để tồn tại. Bài viết làm rõ các xu hướng nghiên cứu trên thông qua những tác giả tiêu biểu nhất cho đến thời điểm hiện tại.
Tác giả: Bùi Minh Phượng

Châu Á tương lai: cơ hội và thách thức đối với toàn cầu hóa mới (29/12/2009)

Thay đổi và tăng trưởng là câu thần chú cho châu Á trong một phần tư thế kỷ qua. Tuy nhiên, trò chơi cuối của sự phát triển kinh tế bền vững và thịnh vượng tăng cao vẫn tiếp tục là một mục tiêu di động. Châu Á đang phát triển đã có một sự thành công ngoạn mục trong thập niên sau cuộc khủng hoảng tài chính cuối những năm 1990. Nhưng, theo cách nói của giới đầu tư, thành tích trong quá khứ không bảo đảm được thành tích trong tương lai. Sự suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay là một lời kêu gọi thức tỉnh rất quan trọng cho châu Á - một gợi ý không quá tinh vi để tìm ra một công thức mới cho mô hình phát triển của nó.
Tác giả: Stephen Roach; Hương Ly d.