Những tiền đề tác động đến quan hệ liên Triều dưới thời Tổng thống Moon Jae-in (11/03/2025)
Bài viết phân tích những tiền đề khách quan và chủ quan góp phần định hình quan hệ liên Triều trong nhiệm kỳ của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in (2017-2022). Biến động của tình hình quốc tế, khu vực trong bối cảnh vừa hợp tác vừa cạnh tranh giữa các nước lớn trên bán đảo Triều Tiên và quan hệ liên Triều trong lịch sử, tình hình nội tại hai bên vĩ tuyến 38, đường lối đối ngoại đặc thù của hai bên dành cho nhau được tập trung luận giải nhằm chỉ ra những điều kiện thuận lợi và thách thức ảnh hưởng đến quan hệ liên Triều trong thập niên thứ ba của thế kỷ XXI.
Tác giả:
Nguyễn Lan Anh, Phan Thị Anh Thư
Phát huy vai trò của nhân dân trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay (11/03/2025)
Để bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay, cần phải phát huy vai trò tổng thể của các tổ chức, các lực lượng trong toàn xã hội, trong đó phát huy vai trò, sức mạnh của nhân dân trong nhận diện, phát hiện, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là một trong những nội dung quan trọng, hàng đầu. Do đó, mỗi người dân cần trở thành một chiến sĩ kiên cường trên mặt trận tư tưởng - văn hóa của Đảng, tự “miễn dịch” trước những âm mưu, thủ đoạn sai trái của các thế lực thù địch.
Tác giả:
Nguyễn Huy Đại
Trách nhiệm quốc gia trong luật quốc tế (11/03/2025)
Trách nhiệm quốc gia trong luật quốc tế được xác định khi quốc gia có hành vi sai phạm quốc tế và phải gánh chịu những hệ quả phát sinh từ hành vi sai phạm đó. Đây là chế định quan trọng trong pháp luật quốc tế; tuy nhiên, để pháp điển hóa cũng như nhận diện đầy đủ về nó lại không đơn giản. Bài viết luận bàn khái niệm, căn cứ và nội dung trách nhiệm pháp lý quốc tế của quốc gia cũng như mối quan hệ giữa trách nhiệm quốc gia và trách nhiệm cá nhân.
Tác giả:
Lê Mai Thanh
“Huấn dụ thập điều” với xã hội Đại Nam (thế kỷ XIX) (11/03/2025)
Trong số các vị vua nhà Nguyễn, Minh Mệnh là người rất giỏi về kiến thức lịch sử, tinh thông giáo lý Nho gia. Ngoài việc tuyên dương, bảo vệ đạo học của Tống Nho, ông còn sử dụng nhiều biện pháp để quán triệt những triết thuyết của Nho giáo vào đời sống xã hội, làm chỗ dựa tư tưởng cho các tổ chức, thiết chế, pháp luật nhà nước; cho các chính sách về văn hóa, xã hội của triều đình. Vua Minh Mệnh đã dùng Tam cương (ba giềng mối lớn), Ngũ thường (năm điều hằng có ở đời) của Nho giáo kết hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc (như phong tục tập quán, tình cảm cộng đồng…) để quy nạp thành “Huấn dụ thập điều”, ban hành khắp thiên hạ, yêu cầu nhà nhà truyền nối, người người ca tụng, cùng nhau thực hiện, nhật nguyệt thấm nhuần, cùng hướng tới phong tục thuần hậu, tốt lành. Trên cơ sở trình bày 10 điều huấn dụ của vua Minh Mệnh, bài viết đưa ra một số nhận xét, đánh giá về nội dung, mục đích, biện pháp thực hiện cũng như giá trị tích cực và hạn chế của “Huấn dụ thập điều” trong việc quản lý và điều hành xã hội Việt Nam thế kỷ XIX.
Tác giả:
Lê Quang Chắn
Quan niệm xuất-xử và thái độ phê phán xã hội của Nguyễn Bỉnh Khiêm (11/03/2025)
Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà khoa bảng, nhân vật lịch sử quan trọng ở thế kỷ XVI. Sáng tác của ông khá nhiều, nội dung phong phú. Thông qua các tác phẩm hiện còn của Nguyễn Bỉnh Khiêm, bài viết làm sáng rõ hơn về quan niệm xuất-xử và đặc biệt là thái độ phê phán xã hội của ông.
Tác giả:
Phạm Văn Ánh
Liên kết phát triển du lịch biển: Trường hợp thành phố Hải Phòng (11/03/2025)
Liên kết là yêu cầu tất yếu trong phát triển du lịch. Du lịch Hải Phòng được định hướng phát triển bền vững, trở thành một trong những trọng điểm du lịch quốc gia. Trong những năm qua, du lịch Hải Phòng, đặc biệt là du lịch biển đã khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, tích cực liên kết trong và ngoài vùng để phát triển. Bài viết góp phần làm rõ thực trạng liên kết phát triển du lịch của thành phố Hải Phòng những năm gần đây, tập trung vào lĩnh vực du lịch biển, trên cơ sở đó đưa ra một số gợi mở nhằm thúc đẩy liên kết phát triển du lịch biển của thành phố trong thời gian tới.
Tác giả:
Nguyễn Thị Huệ
Tục thờ nữ tướng Lê Chân của cư dân thành phố Hải Phòng (11/03/2025)
Văn hóa Hải Phòng là một hợp phần của văn hóa tiểu vùng duyên hải Đông Bắc và được biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau, trong đó có tín ngưỡng thờ Mẫu hay hiểu rộng hơn là tín ngưỡng thờ nữ thần. Tiêu biểu trong tín ngưỡng thờ nữ thần phải kể đến tục thờ nữ tướng Lê Chân - một trong những nét đẹp tâm linh của cư dân thành phố Hải Phòng. Bài viết đề cập đến nguồn gốc tục thờ, nơi thờ cúng, nghi lễ và giá trị của tục thờ nữ tướng Lê Chân trong đời sống của cư dân nơi đây. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của tín ngưỡng này trong bối cảnh hiện nay.
Tác giả:
Bùi Đức Mậu, Lại Thị Thanh Bình