Tác động của thông tin khoa học xã hội trong phát triển kinh tế - xã hội (30/11/2007)
Tác giả xem xét mối quan hệ giữa thông tin khoa học và nghiên cứu khoa học, trên cơ sở đó phân tích và làm rõ vai trò và tác động của thông tin khoa học xã hội trong việc bảo đảm thông tin cho xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, trong tuyên truyền, tổ chức thực hiện chiến lược phát triển đất nước; đồng thời điểm qua các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước về công tác thông tin khoa học.
Tác giả:
Lại Văn Toàn
Tư duy chiến lược của Đảng về bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (30/11/2007)
Tác giả trình bày nhu cầu khách quan và cấp bách của việc xây dựng và thực hiện chiến lược bảo vệ Tổ quốc; đồng thời tập trung phân tích những điểm mới trong tư duy của Đảng ta về chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới, thể hiện trong: quan điểm về bảo vệ Tổ quốc; nguồn lực bảo vệ Tổ quốc; lực lượng, thế trận và nghệ thuật bảo vệ Tổ quốc; việc gắn kết hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc; hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
Tác giả:
Nguyễn Nhâm
Lịch sử và nội dung khái niệm toàn cầu hoá (30/11/2007)
Bài viết gồm các phần nội dung: nguồn gốc lịch sử của xu thế toàn cầu hoá hiện nay và nội dung khái niệm toàn cầu hoá, góp phần nhận thức đúng đắn về quá trình toàn cầu hoá để có những giải pháp phù hợp tận dụng cơ hội, giảm thiểu thách thức mà toàn cầu hoá mang lại.
Tác giả:
Trần Ngọc Hiên
Vấn đề bóc lột - từ góc nhìn của các nhà khoa học Trung Quốc (30/11/2007)
Bài viết thông tin về nội dung các cuộc thảo luận đang diễn ra xung quanh vấn đề bóc lột của giới học giả Trung Quốc, chủ yếu xoay quanh định nghĩa về bóc lột, tiêu chuẩn phán đoán bóc lột, và ở Trung Quốc hiện có tồn tại bóc lột hay không và đánh giá nó như thế nào.
Tác giả:
Phạm Đình Lợi t.th.
Văn học sử - những quan niệm mới, những cách tiếp cận mới (30/11/2007)
Khái quát các công trình văn học sử Việt Nam đã được công bố, tác giả đề cập đến các quan niệm, các cách tiếp cận khác nhau trong việc phân tích các thời kỳ lớn trong văn học Việt Nam từ trước tới nay, từ đó nêu lên tính cấp thiết và những yêu cầu cấp bách đối với giới nghiên cứu và giảng dạy văn học Việt Nam về việc xây dựng và hoàn thiện bộ sách Lịch sử văn học Việt Nam.
Tác giả:
Lê Sơn
Nhận diện văn hoá Việt Nam và sự biến đổi của nó trong thế kỷ XX (30/11/2007)
Cuốn sách tập trung bàn về phương pháp nhận diện và thẩm định văn hoá Việt Nam; sự biến đổi, biến chuyển các hệ giá trị, các chuẩn mực, giá trị truyền thống trong quá trình phát triển và những định hướng cơ bản cho sự phát triển văn hoá Việt Nam trong thế kỷ XX; những giải pháp xây dựng nền văn hoá Việt Nam trong thế kỷ XXI.
Tác giả:
Đỗ Huy; Thu Nghĩa l.th.
Sự tiếp cận với khoa học và công nghệ quốc tế của các nhà nghiên cứu ở các nước đang phát triển (30/11/2007)
Bài viết phân tích những vấn đề và trở ngại có liên quan mà các nhà nghiên cứu ở các nước đang phát triển gặp phải khi họ tiếp cận với tri thức khoa học và công nghệ quốc tế. Những trở ngại đó có hai loại: một là những trở ngại vốn có của các quá trình nghiên cứu nói chung và những hậu quả gây ức chế đặc biệt đối với các nhà nghiên cứu ở các nước đang phát triển; hai là những trở ngại liên quan đến khung thể chế và bối cảnh kinh tế của các nước đang phát triển.
Tác giả:
Forero-Pineda C., Jaramillo Salazar H.; Đỗ Tiến Đạt l.th.
Xã hội loài người đi về đâu? Hồi cố và bình luận về thế kỷ XX (30/11/2007)
Thế kỷ XX mà chúng ta vừa trải qua thực là đặc biệt, thể hiện ở sự "vượt trội" của nó so với tất cả các thế kỷ trước, cả về những tiến bộ và thành tựu lẫn về những thảm hoạ cũng như những vấn đề toàn cầu phức tạp mà loài người phải đối mặt và giải quyết, để từ đó nhận ra phương hướng đi tới bảo đảm lòng tin và hy vọng vào tương lai: lịch sử thế giới đã đi vào thời kỳ bước ngoặt mang tính sống còn, rằng tiếp tục kiên trì chủ nghĩa tư bản sẽ là một con đường chết, chỉ có chủ nghĩa xã hội mới có thể cứu nguy toàn thể loài người.
Tư tưởng cơ bản trên đây được tác giả triển khai lần lượt qua ba phần của bài viết: 1) Tiến bộ và thành tựu: một trăm năm vượt qua mấy trăm vạn năm; 2) Tai hoạ và vấn đề: một thế kỷ vượt quá tất cả các thế kỷ trước; 3) Bài học và gợi mở: chủ nghĩa xã hội là sự lựa chọn duy nhất của loài người.
Xin giới thiệu với bạn đọc phần cuối của bài viết.
Tác giả:
Shu Yongqing; Viễn Phố d.