Mấy suy nghĩ về 70 năm Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (25/12/2023)
Với lịch sử 70 năm của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, giới khoa học xã hội Việt Nam đã có những đóng góp nhất định, góp phần làm nên những thắng lợi trong các cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc và bảo vệ chủ quyền đất nước, trong giai đoạn chuyển đổi kinh tế thoát ra khỏi khủng hoảng, trong quá trình hội nhập quốc tế, phát triển văn hóa và xây dựng con người… Tuy vẫn còn những hạn chế nhất định và mặc dù tiềm năng tư duy và vốn văn hóa của giới khoa học xã hội cũng còn khá nhiều thế mạnh chưa được khai thác hết, nhưng trên thực tế, khoa học xã hội Việt Nam đã đủ trình độ để thực hiện trách nhiệm của mình, cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn, phát triển học thuật và nâng cao dân trí, thúc đẩy xã hội thực hiện các mục tiêu phát triển đã hoạch định đến năm 2030, 2045 và xa hơn.
Tác giả:
Hồ Sĩ Quý
Vốn tài chính trong sinh kế của người Thái tái định cư Thủy điện Bản Vẽ, tỉnh Nghệ An (25/12/2023)
Việc xây dựng Thủy điện Bản Vẽ ở tỉnh Nghệ An đã tác động khá lớn đến các cộng đồng dân cư là các dân tộc thiểu số trên địa bàn, trong đó dân tộc Thái chịu ảnh hưởng trực tiếp và nhiều nhất. Sau một thời gian chuyển đến khu tái định cư, đời sống của các dân tộc thiểu số nơi đây từng bước được cải thiện, tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn do thiếu đất canh tác hoặc chậm thích nghi với điều kiện mới. Thời gian qua, với mục tiêu phục hồi sinh kế cho những cộng đồng tái định cư để xây dựng thủy điện, các chính sách hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức quốc tế đã tập trung vào các nguồn vốn như vốn tự nhiên, vốn vật chất, đặc biệt là vốn tài chính; đây là thành tố quan trọng góp phần thúc đẩy và đảm bảo thành công của dự án phát triển.
Tác giả:
Lê Hải Đăng
Sự thay đổi trong nông nghiệp của người Hoa ở thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh hiện nay (25/12/2023)
Nghiên cứu về người Hoa đã được nhiều học giả quan tâm, nhưng còn ít công trình đi sâu tìm hiểu sinh kế của người Hoa ở vùng biên giới. Thông qua phương pháp điền dã dân tộc học, bài viết làm rõ quá trình thay đổi quy mô, cơ cấu cây trồng, vật nuôi của người Hoa ở thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, qua đó cho thấy đời sống của người dân được nâng lên, góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế địa phương và khu vực biên giới.
Tác giả:
Lê Ngọc Huynh, Đoàn Việt
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của nông nghiệp: Vận dụng trong định hướng phát triển nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay (25/12/2023)
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao tầm quan trọng đặc biệt của nông nghiệp đối với sự phát triển của đất nước, coi đó là “gốc” của nền kinh tế. Đồng thời, Người đề cao giá trị của nông nghiệp trong đảm bảo các nhu cầu thiết yếu về ăn, mặc, ở của người dân; nâng cao chất lượng đời sống nhân dân; thúc đẩy đối ngoại, hợp tác quốc tế. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nông nghiệp là những chỉ dẫn vô cùng quan trọng để Đảng đề ra đường lối chiến lược phát triển nông nghiệp trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tác giả:
Vũ Thị Thu Hà
Phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội (25/12/2023)
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế - xã hội luôn là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Một trong những nguồn lực quan trọng góp phần tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia là nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực có vai trò quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội, vì thế, quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước là mối quan tâm của các ngành, lĩnh vực. Bài viết trình bày cơ sở lý luận về phát triển nhân lực và góp phần làm rõ các quan điểm, định hướng của Đảng về phát triển nguồn nhân lực cũng như tình hình phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam thời gian qua, từ đó đưa ra một số giải pháp về phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Tác giả:
Kiều Quỳnh Anh
Dân ca ví giặm trong đời sống tinh thần của người dân xứ Nghệ (25/12/2023)
Dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh với các làn điệu mượt mà, đằm thắm và những ca từ sâu sắc, ý nghĩa đã trở thành nét đặc trưng văn hóa tiêu biểu, món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân xứ Nghệ qua bao thế hệ. Bài viết làm rõ giá trị của dân ca ví giặm trong đời sống tinh thần của người dân xứ Nghệ, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị của loại hình nghệ thuật dân gian này trong bối cảnh hiện nay.
Tác giả:
Bùi Đức Mậu
Sự chuẩn bị tài chính cho tuổi già của người dân đô thị (Nghiên cứu trường hợp tại Hà Nội) (25/12/2023)
Trong bối cảnh già hóa dân số nhanh, việc chuẩn bị tài chính từ khi còn trẻ sẽ giúp các cá nhân chủ động trong việc tự chăm sóc và duy trì chất lượng cuộc sống khi về già. Bài viết sử dụng dữ liệu của một nghiên cứu định tính về sự chuẩn bị cho tuổi già tại Hà Nội năm 2022 để tìm hiểu về quan niệm và thực tế chuẩn bị tài chính cho tuổi già của người trung niên ở đô thị hiện nay. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự chuẩn bị tài chính được xem là cần thiết và cốt lõi để đảm bảo cuộc sống tốt hơn khi về già, nhưng không phải mọi cá nhân đều đã thực hiện hoạt động này, do những rào cản về điều kiện kinh tế khó khăn và gánh nặng gia đình.
Tác giả:
Nguyễn Hà Đông