Hoạt động khảo cổ học năm 2006 (02/10/2008)
Cuối tháng 09 năm 2006, tại Hà Nội, Viện Khảo cổ học (Viện Khoa học xã hội Việt Nam) đã tổ chức Hội nghị thông báo khảo cổ học lần thứ 41 năm 2006. Hội nghị đã nhận được gần 500 bài thông báo khoa học từ trung ương và địa phương. Các báo cáo khoa học tập trung vào các lĩnh vực chủ yếu của khảo cổ học như Khảo cổ học Thời đại Đá, Khảo cổ học Kim khí, Khảo cổ học Lịch sử, Khảo cổ học Chăm Pa - Óc Eo,… PGS., TS. Tống Trung Tín đã trình bày báo cáo tổng quan về Hoạt động khảo cổ học năm 2006 tại Hội nghị.
Tác giả:
Tống Trung Tín
Trí thức hoá công nhân Việt Nam (02/10/2008)
Dưới tác động của khoa học và công nghệ, hơn 20 năm qua, kinh tế tri thức hình thành và phát triển mạnh mẽ ở các nước công nghiệp phát triển và đang lan toả nhanh chóng đến các nước đang phát triển. Cả nhân loại đang chuyển từ nền kinh tế công nông nghiệp sang nền kinh tế trí tuệ. Sự phân công lao động xã hội từ chủ yếu dựa vào sự phát triển của công nghiệp cơ khí sang sự phát triển của tri thức. Thực tế, nền kinh tế tri thức phát triển đến đâu thì lao động trí tuệ thay thế dần lao động cơ bắp đến đó. Xu thế toàn bộ nguồn nhân lực, đặc biệt công nhân trí thức hoá đang tác động mạnh mẽ đến mọi quá trình phát triển. Kinh tế tri thức mới hình thành và phát triển đã làm thay đổi định hướng phát triển kinh tế từ chỉ vì lợi nhuận chuyển sang định hướng phát triển đồng thuận giữa kinh tế - xã hội - môi trường. Tác động về mặt xã hội thể hiện sự xoá bỏ dần khoảng cách giữa lao động chân tay và lao động trí óc, xoá bỏ dần lao động sản xuất trực tiếp với lao động lãnh đạo quản lý đội ngũ công nhân đang vươn lên trở thành giai cấp vô sản trí thức hay công nhân trí thức hoá, làm mất dần sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn.
Tác giả:
Phạm Ngọc Dũng
Những thách thức của văn hoá Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (02/10/2008)
Văn hoá vừa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, bên cạnh các nhân tố có tác động tích cực thì nền văn hoá Việt Nam cũng gặp phải không ít thách thức trên một số lĩnh vực như giáo dục - đào tạo, thông tin đại chúng, dịch vụ văn hoá,… Cuốn sách gồm ba chương góp phần giải đáp những vấn đề vừa cấp bách, vừa cơ bản trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc hiện nay.
Tác giả:
Phạm Duy Đức ch.b.; Mai Diên l.th.
Kinh tế Việt Nam năm 2006 - một số vấn đề nổi bật trước thềm WTO (02/10/2008)
Sau hơn 11 năm đàm phán, ngày 07/11/2006 Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO. Sự kiện này đánh dấu một bước ngoặt mới trong tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế của Việt Nam, đồng thời cũng mở ra rất nhiều cơ hội và thách thức cho nước ta. Năm 2006 cũng là năm mà bối cảnh kinh tế - chính trị trong nước và quốc tế có nhiều diễn biến theo hướng thuận lợi cho sự phát triển của Việt Nam. Vậy tính đến thời điểm chính thức được kết nạp vào WTO, chúng ta đã làm được gì và sẽ phải làm những gì trong thời gian tới? Đây là nội dung chính mà bài viết muốn đề cập.
Tác giả:
Ngô Thế Bắc
Giáo sư Đào Duy Anh - người trọn đời vì khoa học (02/10/2008)
Giáo sư Đào Duy Anh là người nổi tiếng với cụm công trình khoa học - văn hoá - lịch sử Việt Nam, được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học xã hội - nhân văn năm 2000; tuy nhiên, sự nghiệp báo chí và hoạt động cách mạng của ông thì dường như lại ít người được biết. Bài viết đề cập đến một số nét chính về cuộc đời của ông - một nhà hoạt động cách mạng, một người làm báo và là một nhà khoa học danh tiếng của đất nước.
Tác giả:
Lê Thành Ý
Xu hướng phát triển của khoa học hiện đại trong thế kỷ XX (02/10/2008)
Nhân loại di hành vào thế kỷ XXI chưa là bao, song đã đối diện với những thách thức có tính toàn cầu: nạn khủng bố quốc tế, những đại dịch nguy hiểm đến tính mạng con người lan rộng trên phạm vi toàn cầu như SARS, dịch cúm H5N1, đại dịch HIV, vấn đề cạn kiệt mọi nguồn tài nguyên thiên nhiên đang đến gần, nạn thiếu nước ngọt trên nhiều khu vực của thế giới, những thiên tai lớn tầm thế kỷ… Con người trên trái đất dường như yếu đi và nhỏ lại trước tự nhiên. Song các nhà khoa học lại có cách nhìn lạc quan hơn: bằng khoa học hiện đại, nhân loại đang tiến vững chắc vào thời đại tri thức, làm cho loài người lớn mạnh và tồn tại vững chắc trong tự nhiên. Về vấn đề này, đáng chú ý nhất là cách nhìn của nhà vật lý thiên tài 61 tuổi người Anh, giải Nobel Vật lý Stephen Hawking, hiện là Trưởng bộ môn Toán ứng dụng và Vật lý lý thuyết Đại học Cambridge (Anh). Ông được đánh giá là một trong những nhà vật lý xuất sắc nhất của mọi thời đại, được xếp ngang hàng với Newton và Einstein. Bài viết trình bày nội dung vấn đề khám phá giới tự nhiên và khoa học về cơ thể con người mà Stephen Hawking đề cập tới trong tương lai của thế kỷ XXI, những vấn đề đặt ra cho khoa học hiện đại của các nhà khoa học khác về khám phá Vũ trụ cũng trong thế kỷ này.
Tác giả:
Quang Anh
Thái độ và cách ứng xử toàn cầu có ủng hộ phát triển bền vững không? (02/10/2008)
Dựa vào một số khảo sát đa quốc gia trên phạm vi gần như toàn cầu, các tác giả tổng hợp và xem xét lại những gì được biết đến ngày nay về thái độ và cách ứng xử toàn cầu - điều được coi là yếu tố có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển bền vững. Theo các tác giả, cộng đồng quốc tế nhìn chung đều ủng hộ những nguyên lý chủ đạo của phát triển bền vững. Nhưng liệu những quan điểm như vậy có biến thành hành động hay không và cần phải làm gì để thay đổi được hành vi của cộng đồng quốc tế? Phân tích của các tác giả trong những vấn đề: phát triển, môi trường, mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, mâu thuẫn giữa bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế, giàu có - nghèo đói, khoa học và công nghệ, khoảng cách giữa thái độ và cách ứng xử của cộng đồng… đã góp phần giải đáp cho những câu hỏi đó.
Tác giả:
Anthony A. Leiserowitz, Robert W. Kates, Thomas M. Parris; Bùi Thuỳ Linh l.th.