Nhìn lại quá trình nhận thức của Đảng ta về mối quan hệ “Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý” và kết quả thực hiện trong hơn 20 năm đổi mới vừa qua (20/04/2010)
Trước đổi mới, mối quan hệ Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý đã được Đảng ta đặt ra. Trong hơn 20 năm đổi mới vừa qua, mối quan hệ có vai trò nền tảng đó tiếp tục được Đảng ta xây dựng và đã có những tác động tích cực đến sự tiến bộ của xã hội. Tuy nhiên, những vướng mắc về nhận thức và những lúng túng, yếu kém trong tổ chức thực hiện mối quan hệ này cũng đã gây nhiều trở ngại đối với tiến trình phát triển của đất nước. Nội dung bài viết là sự nhìn nhận khái quát về quá trình nhận thức của Đảng ta về mối quan hệ “Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý” và một số kết quả thực hiện được trong hơn 20 năm đổi mới.
Tác giả:
Đinh Quang Ty
Kết hợp tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội trong tiến trình đổi mới ở Việt Nam (20/04/2010)
Phần thứ hai của bài viết tập trung trình bày một số kiến nghị cụ thể hóa hệ quan điểm của Đảng về kết hợp tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội trong tiến trình đổi mới ở Việt Nam. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tăng trưởng kinh tế và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội có thể và cần phải làm tiền đề và điều kiện cho nhau, phải được tiếp tục thực hiện ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển. Kết hợp tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội không thể chỉ dựa vào việc điều tiết và phân phối lại thu nhập của các tầng lớp dân cư, phải triệt để khắc phục những tàn dư của chế độ phân phối bình quân, phải hết sức quan tâm đến phát triển văn hóa và phải coi trọng vai trò quản lý và điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Từ đó, tác giả bài viết xác định những hướng giải pháp cơ bản nhằm bảo đảm tốt hơn tiến bộ và công bằng xã hội trong quá trình nâng cao chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tác giả:
Phạm Xuân Nam
Những nhân tố tác động đến đời sống tư tưởng của người Việt Nam thời kỳ đổi mới (20/04/2010)
Bài viết gồm hai phần nội dung: 1- định nghĩa về tư tưởng, đề cập đến những thay đổi về hệ tư tưởng trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam; 2- phân tích những nhân tố tác động đến sự thay đổi đó, bao gồm nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan xét từ góc độ quan hệ chủ thể - khách thể, cùng với nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài xét từ góc độ không gian.
Tác giả:
Nguyễn Văn Dân
Xu hướng biến đổi trong văn hóa và lối sống ở Việt Nam (20/04/2010)
Việt Nam ngày nay đang trong quá trình vận động và biến đổi mạnh mẽ. Sự biến đổi này biểu hiện trên nhiều phương diện - không chỉ ở các phương diện kinh tế, chính trị, xã hội quen thuộc, mà còn ở cả các phương diện văn hóa và lối sống với mọi biểu hiện vừa đa dạng vừa sinh động của nó. Đó là sự biến đổi của mỗi cá nhân gắn liền với sự biến đổi gia đình, sự biến đổi về cơ cấu lứa tuổi trong chu trình đời người, sự thay đổi trong quan hệ hàng xóm, láng giềng, sự biến đổi trong văn hóa tiêu dùng, xu hướng thay đổi giá trị, triết lý sống của cá nhân và các nhóm xã hội… Nội dung bài viết tập trung làm rõ những xu hướng biến đổi trong văn hóa và lối sống ở Việt Nam, cũng như làm rõ những nguyên nhân, những yếu tố ảnh hưởng đến sự biến đổi đó.
Tác giả:
Mai Văn Hai, Phạm Việt Dũng
Về một số giá trị văn hóa trong sử thi Tây Nguyên (20/04/2010)
Khảo sát một số tác phẩm sử thi các dân tộc Êđê, Bana, M’nông như: Đam Săn, Giông, Giớ mồ côi từ thuở bé, Giông nghèo tám vợ, Giông cứu nàng RangHu, Lơng con Jiăng… tác giả bài viết cho thấy một bức tranh toàn cảnh về văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần được biểu hiện sống động. Đó là thế giới hình ảnh phong phú về động vật, thực vật, cảnh vật, đồ vật… gần gũi với đời sống. Đó là những cảm quan về tâm linh, về tôn giáo, về đời sống cộng đồng… của người Tây Nguyên.
Tác giả:
Phạm Văn Hóa
Về hình thái kinh tế - xã hội phong kiến trong lịch sử Việt Nam (20/04/2010)
Bài viết gồm ba phần nội dung: 1- Về đặc trưng kết cấu kinh tế của hình thái kinh tế - xã hội phong kiến trong lịch sử Việt Nam. 2- Đặc trưng kiến trúc thượng tầng của hình thái kinh tế - xã hội phong kiến trong lịch sử Việt Nam. 3- Những nét tương đồng và khác biệt giữa hình thái kinh tế - xã hội phong kiến Việt Nam và hình thái kinh tế - xã hội phong kiến Tây Âu.
Tác giả:
Nguyễn Minh Hoàn
Tái cân bằng sự tăng trưởng ở châu Á (20/04/2010)
Do vai trò ngày càng quan trọng của các thị trường mới nổi ở châu Á trong nền kinh tế thế giới, việc tái cân bằng sự tăng trưởng ở khu vực châu Á đang phát triển hướng tới mục tiêu trông cậy nhiều hơn vào nhu cầu nội địa và giảm bớt sự phụ thuộc vào các hoạt động xuất khẩu đã trở thành một yếu tố quan trọng trong nỗ lực toàn cầu nhằm bình ổn các hệ thống kinh tế và tài chính thế giới. Bàn về vấn đề này, tác giả bài viết đánh giá các mô hình tăng trưởng ở một số nền kinh tế mới nổi quan trọng ở châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Hàn Quốc và Thái Lan; phân tích những mô hình này nhằm xem xét sự tăng trưởng đó đã giúp cải thiện đời sống kinh tế của hộ gia đình có mức thu nhập trung bình ở các nền kinh tế nói trên như thế nào.
Tác giả:
Eswar Prasad; Lê Xuân Tùng d.