Xung đột xã hội - một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam (13/04/2011)
Khái quát lịch sử và lý luận chung về xung đột xã hội, giới thiệu quan niệm, chức năng, phân loại xung đột xã hội qua các thời kỳ phát triển của lịch sử, phân tích thực tiễn xung đột xã hội ở Việt Nam,… nội dung cuốn sách giúp người đọc nhận diện rõ nét hơn vấn đề xung đột xã hội nhìn từ góc độ lý luận và thực tiễn ở Việt Nam, cho thấy rõ quan điểm và giải pháp về phòng ngừa, giải quyết xung đột xã hội ở Việt Nam hiện nay.
Tác giả:
Võ Khánh Vinh ch.b.; Phạm Vũ l.th.
Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc phục vụ phát triển bền vững (13/04/2011)
Bài viết tổng thuật nội dung Hội thảo quốc tế “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc phục vụ phát triển bền vững” do trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội và trường Đại học Bansomdejchaoraya Rajabhat (Thái Lan) tổ chức tại Hà Nội vào ngày 17/12/2010 với sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu và giảng dạy thuộc các chuyên ngành nhân chủng học, dân tộc học, ngôn ngữ học, xã hội học… đến từ các nước Thái Lan, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Malaysia và Việt Nam.
Tác giả:
Vương Toàn t.th.
Về vai trò của vốn FDI - nghiên cứu so sánh trường hợp Việt Nam và Trung Quốc (13/04/2011)
Bắt đầu từ những luận điểm tổng quan về thực trạng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Việt Nam và Trung Quốc, tác giả đi sâu phân tích những điểm tương đồng về vai trò của FDI đối với sự phát triển kinh tế cũng như sự khác biệt cơ bản về hiệu quả thu hút FDI ở hai quốc gia. Từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam liên quan đến hoạt động đầu tư nói chung và việc thu hút FDI nói riêng.
Tác giả:
Phạm Sĩ Thành
Một số ghi chép về ảnh hưởng của L. Tolstoi đối với văn học Việt Nam (13/04/2011)
Trình bày một số ghi chép về ảnh hưởng của L. Tolstoi đối với văn học Việt Nam, tác giả bài viết kết luận: L. Tolstoi không chỉ có ảnh hưởng đối với lớp người viết thuộc thế hệ Tây học đầu tiên, là lực lượng chủ công trong xây dựng nền văn học Việt Nam hiện đại (như Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Đình Thi, Nguyên Hồng…) mà còn có ảnh hưởng đối với Nguyễn Ái Quốc - người khai sinh ra thời hiện đại cho dân tộc và văn học dân tộc.
Tác giả:
Phong Lê
“Cây đại thụ của nền sử học Việt Nam” đã ra đi (13/04/2011)
Bài viết phác họa đôi nét về thân thế, cuộc đời và sự nghiệp của Giáo sư Trần Văn Giàu - cây đại thụ của nền sử học Việt Nam - với các công trình nghiên cứu có giá trị như: Giai cấp công nhân Việt Nam: từ Đảng Cộng sản thành lập đến cách mạng thành công, Lịch sử chống quân xâm lăng, Lịch sử cận đại Việt Nam, Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách mạng tháng Tám.
Tác giả:
Nguyễn Văn Ân
Về quyền được hưởng thụ những lợi ích và ứng dụng của tiến bộ khoa học qua một số văn kiện quốc tế (13/04/2011)
Luật quốc tế về quyền con người bảo vệ việc hưởng thụ, bao gồm cả khía cạnh tự do khai thác và tiếp cận những lợi ích và các ứng dụng của tiến bộ khoa học, coi đó là một quyền cơ bản của con người. Tuyên ngôn thế giới về quyền con người (năm 1948) và Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (năm 1966) là hai trong số các văn kiện quốc tế cốt lõi về quyền con người ghi nhận quyền này. Bài viết góp thêm lời bàn, làm rõ vấn đề nêu trên qua một số văn kiện quốc tế.
Tác giả:
Hoàng Mai Hương
Về cấu trúc tài chính sau khủng hoảng toàn cầu (nhìn nhận lại vai trò của ngân hàng trung ương) (13/04/2011)
Bắt đầu từ một số nguyên tắc tổng quát liên quan đến tất cả các mô hình kinh tế trên thế giới như lạm phát chi tiêu, bong bóng trên thị trường bất động sản, tác giả bài viết trình bày những luận điểm góp phần lý giải các vấn đề: khung chuẩn của chính sách tiền tệ, vai trò và nhiệm vụ, giới hạn mục tiêu và mức độ độc lập tối ưu của ngân hàng trung ương tại thời điểm cuộc khủng hoảng toàn cầu vừa tạm lắng.
Tác giả:
Eswar Prasad; Lê Tùng d.