Khái niệm và quan niệm về Nghiên cứu cơ bản (25/03/2016)
Bài viết tập trung phân tích ba cấp độ từ nội hàm sơ bộ, nội hàm cơ bản đến nội hàm đầy đủ của khái niệm “Nghiên cứu cơ bản”; từ đó đề cập đến tình trạng nan đề thể hiện dưới dạng cặp đối/hợp khái niệm. Bài viết cũng đồng thời làm rõ, chỉ ra tình trạng song đề giữa các quan điểm về “Nghiên cứu cơ bản” như: quan điểm giản đơn hoặc/và quan điểm phức hợp, quan điểm macxit hoặc/và quan điểm phi macxit, quan điểm thực chứng hoặc/và quan điểm phản thực chứng, quan điểm hiện đại hoặc/và quan điểm hậu hiện đại. Hai tình trạng này có thể được thấu hiểu và hóa giải trên cơ sở một số khung lý thuyết nền tảng của triết học và khoa học đương đại như khung mẫu tư duy phức hợp của Edgar Morin và khung lý thuyết khinh - trọng của Tô Duy Hợp và cộng sự.
Tác giả:
Tô Duy Hợp
Góp phần vào việc nghiên cứu Nhân học trong hội nhập quốc tế hiện nay (tiếp theo và hết) (25/03/2016)
Giới nghiên cứu và giảng dạy Nhân học ở Việt Nam đang tập trung thảo luận chủ đề “Lịch sử, hiện trạng và triển vọng của Nhân học”. Góp một tiếng nói vào cuộc thảo luận này, bài viết trình bày ba vấn đề: 1- Vài nét về hiện trạng nghiên cứu và giảng dạy Nhân học: tên gọi, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và mối quan hệ giữa Nhân học với Nhân chủng học, Dân tộc học, Nghiên cứu con người. 2- Nhận thức lại Nhân học và những đặc trưng cơ bản của nó. 3- Nhân học phức hợp: đóng góp quan trọng của Edgar Morin vào sự phát triển của Nhân học đương đại. Tạp chí Thông tin Khoa học xã hội giới thiệu phần cuối của bài viết.
Tác giả:
Phạm Khiêm Ích
Chú giải học với việc phát hiện một số nhầm lẫn trong cách hiểu và giải thích các văn bản triết học kinh điển (25/03/2016)
Bài viết đề cập khái niệm, khái lược nguồn gốc và quá trình phát triển của Chú giải học (hay Thông diễn học - Hermeneutics); nêu bật quan điểm cơ bản của một số nhà Chú giải học quan trọng như Friedrich Schleiermacher, Wilheim Dithey, Martin Heidegger, Hans-Georg Gadamer, và Paul Ricœuer; thử vận dụng một số phương pháp, nguyên tắc của Chú giải học vào việc phát hiện và điều chỉnh một số nhầm lẫn, bất cập đã từng có trong cách hiểu và giải thích các văn bản triết học kinh điển.
Tác giả:
Nguyễn Tấn Hùng
Hệ tư tưởng: Nguồn gốc, nội hàm (25/03/2016)
Tìm về nguồn gốc xuất hiện thuật ngữ “Hệ tư tưởng”, làm rõ nội hàm khái niệm “Hệ tư tưởng” của K. Marx trên cơ sở phân tích các đặc trưng cơ bản của “Hệ tư tưởng” (bao gồm: sự thống nhất giữa tính ảo tưởng và tính chân thực, sự thống nhất giữa lợi ích riêng và lợi ích chung, tính giai cấp, tính lịch sử tương đối), tác giả bài viết khẳng định, trong xã hội có giai cấp, “Hệ tư tưởng” đồng nhất với kiến trúc thượng tầng quan niệm và trở thành vũ khí lý luận bảo vệ quyền lực và quyền lợi kinh tế của giai cấp thống trị.
Tác giả:
Đinh Thị Phượng
Hoạt động tuyển dụng, đào tạo đội ngũ quan lại dưới thời Vua Quang Trung và những hàm ý cho hôm nay (25/03/2016)
Bài viết phân tích một số nội dung liên quan đến tư tưởng và chính sách chiêu hiền đãi sĩ, đào tạo nhân tài của Vua Quang Trung (thời kỳ nửa cuối thế kỷ XVIII): 1- Tuyển chọn hiền tài qua nhiều hình thức dân chủ và rộng mở. 2- Phát triển hệ thống trường học trong cả nước, mở rộng việc học đến mọi làng xã, tạo dựng nền tảng xã hội vững chắc cho việc tuyển chọn quan lại. 3- Rèn luyện tài đức cho đội ngũ quan lại, gắng sức phát huy tinh thần dân chủ trong quản lý bộ máy nhà nước.
Tác giả:
Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
Hồi lưu chảy máu tinh hoa chất xám: Tiền đề giải quyết tình trạng thiếu lao động lành nghề của châu Âu (tiếp theo và hết) (25/03/2016)
Cách mạng kỹ thuật số và công cuộc tái cấu trúc kinh tế cùng với hệ lụy của tình trạng khủng hoảng triền miên trong khu vực Eurozone đang khiến cái giá phải trả cho những tổn thất về nguồn vốn con người ngày càng gia tăng. Điều này tạo ra sự thiếu hụt lao động lành nghề, làm suy yếu năng lực cạnh tranh toàn cầu của châu Âu. Đến nay, Ủy ban châu Âu đã có những bước đi nới lỏng chính sách nhập cư nhằm thu hút người nước ngoài có tay nghề cao từ các quốc gia và khu vực trên thế giới. Tuy vậy, phân tích quá khứ thấu đáo chỉ ra rằng, đã đến lúc các chính phủ châu Âu phải thu hút những nhân tài ra đi quay trở lại. Các chính sách tập trung vào hồi hương, chứ không phải nhập cư, sẽ làm tăng hiệu quả kinh tế và chính trị. Tạp chí Thông tin Khoa học xã hội giới thiệu phần cuối của bài viết.
Tác giả:
Edoardo Campanella; Tôn Quang Hòa d.