Sở hữu trí tuệ theo Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương và phiên bản mới của Hiệp định (28/02/2018)
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là một trong những nội dung quan trọng trong những hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (viết tắt là TPP12 với 12 quốc gia thành viên) và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP với 11 quốc gia thành viên). Những tiêu chuẩn bảo hộ này cao hơn so với các quy định của Hiệp định về các khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPs) của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), tạo ra nghĩa vụ mới cho các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Bài viết giới thiệu các yêu cầu của TPP và CPTPP về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Tác giả:
Lê Mai Thanh
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự độc lập của tòa án ở Việt Nam hiện nay (28/02/2018)
Độc lập của tòa án là một thuộc tính không thể thiếu của tòa án tại bất kỳ quốc gia nào. Tuy nhiên, mức độ độc lập của tòa án chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố liên quan đến tổ chức và hoạt động của tòa án. Bài viết tập trung phân tích về tư pháp độc lập, sự độc lập của tòa án và các yếu tố ảnh hưởng đến sự độc lập của tòa án ở Việt Nam hiện nay.
Tác giả:
Trương Thị Thu Trang, Nguyễn Thị Hồ Điệp
Ý thức có thể trực tiếp tác động làm thay đổi vật chất hay không? (28/02/2018)
Ý thức và tác động của nó đến vật chất là vấn đề phức tạp, không ít khía cạnh chưa thật rõ ràng, hoặc chưa biết hết. Ngày nay, nhiều nghiên cứu khoa học đã và đang chứng minh, ý thức, tư duy con người (suy nghĩ, dự định, lời cầu nguyện…) có thể tác động trực tiếp đến các sự vật, hiện tượng thuộc thế giới vật chất của đời sống con người, làm thay đổi ít nhiều trạng thái của nó. Bài viết thông tin một số thí nghiệm khoa học và bình luận, qua đó đưa ra một số nhận xét xung quanh vấn đề bản chất của ý thức và tác động trực tiếp của ý thức đối với vật chất với góc nhìn mới từ khoa học hiện đại. Bài viết chưa đưa ra kết luận, chỉ đặt vấn đề để giới khoa học tiếp tục nghiên cứu, nhằm nhận thức sâu sắc hơn về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong triết học Marx-Lenin.
Tác giả:
Hồ Bá Thâm
Nhận diện xung đột lợi ích ở cộng đồng ven đô trong bối cảnh đô thị hóa, công nghiệp hóa (Nghiên cứu trường hợp phường Châu Khê, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh và xã Yên Thường, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội) (28/02/2018)
Xung đột xã hội là vấn đề tồn tại từ lâu trong lịch sử phát triển của xã hội loài người. Ở Việt Nam, xung đột xã hội cũng luôn song hành với lịch sử phát triển đất nước. Tuy nhiên, nghiên cứu về xung đột xã hội nói chung và xung đột lợi ích nói riêng, nhất là mối quan tâm nghiên cứu về xung đột lợi ích ở các cộng đồng ven đô vẫn còn thiếu vắng. Thực tiễn cho thấy, xung đột lợi ích ở cộng đồng ven đô nước ta đang có xu hướng gia tăng và đặt ra nhiều câu hỏi cần giải đáp. Bài viết nhận diện các loại hình xung đột lợi ích và các chủ thể có liên quan đến xung đột lợi ích ở cộng đồng ven đô trong bối cảnh đô thị hóa, công nghiệp hóa.
Tác giả:
Nguyễn Đức Chiện
Tiếp cận thông tin trên mạng xã hội của sinh viên hiện nay (28/02/2018)
Là sản phẩm của Internet, mạng xã hội là một xã hội ảo với hai thành tố chính là các thành viên và liên kết giữa các thành viên đó, cho phép kết nối các thành viên không phân biệt không gian và thời gian qua những tính năng như kết bạn, chat, email, phim ảnh… nhằm đáp ứng nhu cầu của cộng đồng mạng. Tuy ra đời muộn nhưng mạng xã hội tác động đến nhiều lĩnh vực khác nhau và ảnh hưởng rất lớn đến sự giao tiếp của người dùng, đặc biệt là thanh niên - nhóm tuổi sử dụng mạng xã hội nhiều hơn cả. Bài viết khái quát thực trạng tiếp cận thông tin trên mạng xã hội của sinh viên hiện nay qua kết quả nghiên cứu thực tế của nhóm tác giả.
Tác giả:
Phạm Võ Quỳnh Hạnh, Phó Thanh Hương, Lưu Hồng Minh
Đánh giá về một số lý thuyết ngôn ngữ học trên thế giới của giới nghiên cứu ngôn ngữ Việt Nam những năm gần đây (28/02/2018)
Trong thời đại toàn cầu hóa, các nhà ngôn ngữ học Việt Nam có cơ hội tiếp cận tương đối nhanh các lý thuyết ngôn ngữ trên thế giới, giới thiệu, nghiên cứu những luận đề cơ bản và ứng dụng các lý thuyết ngôn ngữ đó trong tiếng Việt, tiếng địa phương, dạy học tiếng nước ngoài... Bài viết khái quát những đánh giá của giới ngôn ngữ học Việt Nam những năm gần đây về lý thuyết ngôn ngữ học tạo sinh với N. Chomsky là người đi tiên phong; lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận bắt đầu từ G. Lakoff và lý thuyết ngôn ngữ học chức năng hệ thống do F. de Saussure mở đường. Qua đó cho thấy, phần lớn các học giả đã đồng tình, khẳng định và đánh giá cao các lý thuyết ngôn ngữ này.
Tác giả:
Nguyễn Thị Hiền, Nguyễn Thị Bích Hạnh
Khủng hoảng di cư và bài học về hợp tác quốc tế trong giải quyết vấn đề di cư hiện nay (28/02/2018)
Di cư là hiện tượng xã hội phổ biến trong quá trình phát triển của nhiều quốc gia, nhưng khủng hoảng di cư quốc tế hiện nay là sự phản ánh trạng thái gia tăng nhanh chóng về số lượng người di cư trái phép mà ảnh hưởng của nó không chỉ diễn ra ở quy mô quốc gia, thậm chí mở rộng phạm vi ra nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới. Có thể nói, khủng hoảng di cư quốc tế đang đặt ra yêu cầu cần có sự hợp tác chặt chẽ và có trách nhiệm của các quốc gia, vùng lãnh thổ và các tổ chức quốc tế. Sự hợp tác có hiệu quả trong quản lý và kiểm soát khủng hoảng di cư quốc tế hiện nay là bài học cho nhiều quốc gia. Bài viết bàn về khủng hoảng di cư quốc tế nhìn từ các nước tiếp nhận nhập cư ở châu Âu và các khu vực có người xuất cư, chỉ ra nguyên nhân khủng hoảng di cư quốc tế, qua đó đưa ra những gợi mở cho Việt Nam trong giải quyết vấn đề di cư hiện nay.
Tác giả:
Đậu Tuấn Nam