Đông Á bước vào thế kỷ XXI (30/11/2007)

Phân tích tình hình và những đặc trưng cơ bản của khu vực Đông Á sau Chiến tranh lạnh, tác giả cho biết: Đông Á với tất cả tính cởi mở và khoan dung của một khu vực có nền văn hoá truyền thống lâu đời, với ý thức cộng đồng khu vực, tôn trọng sự khác biệt về sắc tộc, tôn giáo cũng như về thể chế chính trị, đang tìm cách vượt qua mọi khác biệt, mâu thuẫn, bất đồng, khắc phục những tàn tích của Chiến tranh lạnh, những hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính (1997-1998), tăng cường tính liên kết và phát triển kinh tế - vốn là xu thế chủ đạo của khu vực. Đó cũng là cội nguồn của hình thức hợp tác mới ASEAN (10)+3 (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) mà Đông Á đóng góp cho thế giới bước vào thế kỷ XXI.
Tác giả: Lại Văn Toàn

Dân chủ và dân chủ cơ sở - một số vấn đề lý luận và thực tiễn (30/11/2007)

Trình bày lịch sử tiến hoá của phạm trù "dân chủ" trong thực tiễn, tác giả nêu rõ những tiến bộ cũng như những hạn chế của phạm trù này ở mỗi thời kỳ; xem xét những nguyên tắc và tiêu chí của dân chủ trong thời đại ngày nay; những khó khăn, phức tạp từ nhận thức đến thực tiễn của quá trình xây dựng nền dân chủ và quy chế dân chủ cơ sở ở Việt Nam.
Tác giả: Phan Xuân Sơn

Hội nghị thông báo văn hoá dân gian lần thứ nhất (30/11/2007)

Bài viết tổng thuật nội dung Hội nghị thông báo văn hoá dân gian lần thứ nhất do Viện nghiên cứu Văn hoá dân gian tổ chức ngày 25/1/2002 tại Hà Nội với các nhóm chủ đề: Những vấn đề chung và nghệ thuật dân gian; Giá trị của triết lý dân gian; Lễ hội, phong tục dân gian; Ngữ văn dân gian.
Tác giả: Hà Đình Thành t.th.

Một vài vấn đề phân kỳ lịch sử văn học nhìn từ điểm đầu thế kỷ XXI (30/11/2007)

Chia văn học Việt Nam thành ba thời kỳ với các tên gọi: Thời kỳ văn học Cổ Việt Nam, thời kỳ văn học Cận đại, thời kỳ văn học Hiện đại và Đương đại, Giáo sư Nguyễn Huệ Chi đã đề xuất những luận điểm đáng chú ý về một số mốc phân đoạn văn học viết Việt Nam qua các thời kỳ từ thế kỷ X đến nay.
Tác giả: Nguyễn Huệ Chi; Thu Giang l.th.

Những bài học của thế kỷ XX và con đường đi tới thế kỷ XXI (phân tích và dự báo về mặt triết học - xã hội) (30/11/2007)

Tác giả bài viết phân tích và khái quát những vấn đề quan trọng nhất của thế kỷ XX: hệ đặc trưng và nội dung của thời đại, những thay đổi và cuộc đấu tranh giữa tư bản và lao động trong một thế kỷ rưỡi vừa qua, các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa Marx từ thế kỷ XIX đến hết thế kỷ XX, chủ nghĩa cộng sản từ thế kỷ XIX sang thế kỷ XX, những bài học về các bước thăng trầm của chủ nghĩa xã hội trong thế kỷ XX.
Tác giả: Semenov V.S.; Thạch Viên d.

Những bất bình đối với chủ nghĩa toàn cầu (30/11/2007)

Một số người xem toàn cầu hoá là con đường của tương lai, mang lại sự phồn vinh chưa từng có cho mọi người ở khắp mọi nơi. Những người khác lại đổ lỗi cho toàn cầu hoá làm gia tăng nghèo đói và bần cùng, phá hoại nền văn hoá bản địa. Bài viết tiến hành phân tích các chiều cạnh khác biệt như vậy của toàn cầu hoá.
Tác giả: Stiglitz J.F.; Phạm Thái Việt l.th.

Pierre Bourdieu (1930-2002), nhà xã hội học Pháp thế kỷ XX (30/11/2007)

Bài viết khái lược thân thế sự nghiệp và những đóng góp to lớn của nhà xã hội học Pháp, Pierre Bourdieu (1930-2002) với những công trình nghiên cứu là nguồn cảm hứng cho các thế hệ hiện tại và tương lai các nhà xã hội Pháp và thế giới tiếp bước.
Tác giả: Bùi Đình Thanh

Xây dựng thư viện điện tử ở Trung Quốc (30/11/2007)

Cùng với sự phát triển Internet và số hoá ấn phẩm, các thư viện ở Trung Quốc đã bước vào lộ trình ứng dụng các hệ thống thư viện tự động hoá. Bài viết cung cấp một số thông tin xung quanh lộ trình này với các giai đoạn: tự động hoá công tác bổ sung kho, biên mục tài liệu và quản lý kho; tự động hoá việc phục vụ thông tin cho người sử dụng; tự động hoá việc phục vụ thông tin trên cơ sở phát triển mạng máy tính; và xây dựng thư viện điện tử.
Tác giả: Chao Bo Sin; Trương Thịnh l.d.