Nguyên tắc hiến định: Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp (30/03/2021)

Theo một cách tiếp cận mới về nguyên tắc hiến định: Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, bài viết đề cập và phân tích theo các nhóm vấn đề: (i) sự thống nhất của quyền lực nhà nước; (ii) phân công, phối hợp thực hiện quyền lực nhà nước; (iii) kiểm soát quyền lực nhà nước.
Tác giả: Đào Trí Úc

Đổi mới nhận thức về Nhà nước (30/03/2021)

Trên cơ sở phân tích nội dung xã hội của Nhà nước trong giai đoạn hiện nay, bài viết chỉ ra những thiên lệch trong nhìn nhận về Nhà nước ở các giai đoạn khác nhau, và sự cần thiết phải nhấn mạnh hơn đến tính xã hội của Nhà nước trong bối cảnh mới hiện nay.
Tác giả: Phạm Hồng Thái

Thực trạng hoạt động liên hệ với cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân xã trên địa bàn thành phố Hà Nội: Một số vấn đề đặt ra (30/03/2021)

Dựa trên số liệu khảo sát về hoạt động của Hội đồng nhân dân xã nhiệm kỳ 2016-2021 tại 9 xã trên địa bàn thành phố Hà Nội và báo cáo thường kỳ của Hội đồng nhân dân các cấp, bài viết phân tích thực trạng mối liên hệ với cử tri qua một số hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân các xã thuộc thành phố Hà Nội khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình và những vấn đề đang đặt ra hiện nay.
Tác giả: Lâm Thị Quỳnh Dao

Thực trạng giao rừng cho các dân tộc thiểu số tại chỗ quản lý, bảo vệ ở Tây duyên hải miền Trung và một số vấn đề đặt ra (30/03/2021)

Giao rừng cho các dân tộc thiểu số là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước Việt Nam, được triển khai rộng rãi ở miền núi các tỉnh duyên hải miền Trung. Bên cạnh những tác động tích cực, việc giao rừng này cũng còn bộc lộ nhiều hạn chế. Để công tác giao rừng hiệu quả, trong những năm tới, Nhà nước cần đổi mới chính sách giao rừng phù hợp với văn hóa, phong tục của các dân tộc; triển khai tập huấn, đào tạo nâng cao kiến thức lâm nghiệp mới cho người dân; kế thừa, phát huy vai trò của già làng và luật tục; đổi mới công tác quản lý; bảo đảm công khai, minh bạch và sự tham gia của người dân.
Tác giả: Lê Thị Hường

Đặc điểm nghi lễ Phật giáo ở Việt Nam (30/03/2021)

Nghi lễ Phật giáo ở Việt Nam do tính vùng miền và tông phái, đồng thời do ảnh hưởng ít nhiều của Phật giáo Trung Hoa kéo dài nhiều thế kỷ mà có những đặc điểm tương đối riêng ở các vùng, đặc biệt là ở Châu thổ Bắc bộ, Huế và Thành phố Hồ Chí Minh. Mặc dù chịu sự chi phối trực tiếp từ giáo lý, giáo luật của đạo Phật, nhưng nghi lễ Phật giáo ở Việt Nam nói chung đã góp phần tạo cho Phật giáo thế giới những sắc thái văn hóa độc đáo, khẳng định sự thống nhất trong đa dạng của Phật giáo Việt Nam và thế giới. Bằng phương pháp tiếp cận chuyên ngành và liên ngành, bài viết rút ra những đặc điểm chính trong nghi lễ Phật giáo ở Việt Nam hiện nay.
Tác giả: Nguyễn Đình Lâm

Phát triển khu kinh tế phía Nam Thành phố Hồ Chí Minh (30/03/2021)

Bài viết tập trung phân tích thực trạng của khu vực phía Nam Thành phố Hồ Chí Minh ở khía cạnh các tiêu chí để phát triển thành khu kinh tế. Tác giả dựa vào các tiêu chí trong Đề án “Xác định địa phương có điều kiện xây dựng Đề án tổng thể về Đặc khu Hành chính - Kinh tế tại Việt Nam” của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra tham vấn năm 2013 để làm cơ sở khảo sát, từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển khu kinh tế phía Nam Thành phố Hồ Chí Minh.
Tác giả: Nguyễn Việt Dũng

Giá trị của việc ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực từ điển và bách khoa thư (30/03/2021)

Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ số ngày càng phổ biến đã mở ra cơ hội lớn cho sự phát triển của nhiều lĩnh vực, ngành nghề, trong đó có lĩnh vực từ điển và bách khoa thư. Với việc ứng dụng công nghệ số, chủ thể biên soạn sẽ xây dựng các công trình một cách tiện ích, hiệu quả; việc tiếp cận thông tin tri thức cũng trở nên dễ dàng ở mọi lúc, mọi nơi. Bài viết phân tích giá trị của việc ứng dụng công nghệ số trong biên soạn và vận hành từ điển và bách khoa thư.
Tác giả: Nguyễn Huy Bỉnh