Đảng Cộng sản và nhân dân Pháp với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam tiến tới chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) (29/09/2008)

Tác giả điểm lại những nét lớn về các hoạt động phối hợp của Đảng Cộng sản và nhân dân Pháp với nhân dân Việt Nam trong quá trình diễn ra cuộc kháng chiến thần thánh lần thứ nhất của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược (1946-1954).
Tác giả: Đinh Xuân Lâm

Nghiên cứu so sánh đổi mới kinh tế ở Việt Nam và cải cách kinh tế ở Trung Quốc (29/09/2008)

Với quy mô và cách tiếp cận của một công trình nghiên cứu cơ bản, cuốn sách phân tích, lý giải các điều kiện khách quan và chủ quan, các cơ sở lý luận khoa học và thực tiễn dẫn đến những thành công, đồng thời cũng đề cập đến những vấn đề cần giải quyết trong quá trình tiếp tục công cuộc đổi mới, cải cách kinh tế ở Việt Nam và Trung Quốc, từ đó kiến nghị phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước trong tương lai.
Tác giả: Lê Hữu Tầng, Lưu Hàm Nhạc ch.b.; Tùng Khánh l.th.

Cơ sở lý luận của xã hội hoá dịch vụ công (29/09/2008)

Nhìn lại quá trình đổi mới chính sách của Nhà nước, theo tác giả, các chính sách chưa dựa trên những căn cứ khoa học được rút ra từ thực tiễn; quản lý nhà nước còn nhiều điểm bất cập và kém hiệu quả; vấn đề dịch vụ công còn rất mới mẻ đối với các cấp cả trong nhận thức lẫn thực tiễn. Từ đó, tác giả tập trung phân tích cơ sở lý luận của xã hội hoá dịch vụ công với các vấn đề: 1) sự phát triển kinh tế thị trường - cơ sở phát sinh, phát triển dịch vụ công; 2) quá trình dân chủ hoá xã hội đòi hỏi phát triển dịch vụ công; 3) đổi mới hoạt động của chính phủ - một điều kiện quyết định hiệu quả hoạt động của dịch vụ công.
Tác giả: Trần Ngọc Hiên

Lịch sử và toàn cầu hoá: Suy ngẫm về thế giới đương đại (29/09/2008)

Các học giả nghiên cứu về toàn cầu hoá và những người ủng hộ, cổ xuý cho quá trình này đã đưa ra vô số đáp án cho câu hỏi: phải chăng toàn cầu hoá là một xuất phát điểm khác về căn bản so với những mô hình trước đây của trật tự toàn cầu, hay đơn giản chỉ là sự tiếp tục những khuynh hướng vốn có, và do vậy, sự khác biệt chỉ là ở chỗ, giờ đây những quá trình cũ được gọi bằng những cái tên mới, hay nói cách khác, được khoác lên những mỹ từ? Đáng tiếc, nội dung của những đáp án đó lại khác nhau quá xa. Để có được một đáp án khả dĩ thoả đáng, theo tác giả, không có cách nào khác là phải dựa vào sự nghiên cứu thấu đáo về lịch sử.
Tác giả: Ducan S. A. Bell; Phạm Thái Việt l.th.

Phát triển cũng là độc tố. Cân nhắc lại tính hiện đại của phương Tây (29/09/2008)

Bài viết tập trung phân tích mặt trái của sự phát triển và của quá trình toàn cầu hoá, nêu bật những bài học dành cho các nhà nghiên cứu lý thuyết và hoạt động thực tiễn xung quanh sự phát triển.
Tác giả: Marglin S. A.; Hà An l.th.

Công tác văn hoá - thông tin vùng dân tộc thiểu số, miền núi sau 5 năm thực hiện Chỉ thị 39/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ (29/09/2008)

Chỉ thị 39/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ (03/12/1998) nhằm cụ thể hoá Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) về công tác văn hoá thông tin tại các vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Tư tưởng chỉ đạo của Chỉ thị là coi trọng bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống và xây dựng, phát triển những giá trị mới về văn hoá, văn học - nghệ thuật các dân tộc thiểu số, xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá, mở rộng mạng lưới thông tin vùng dân tộc thiểu số… Đầu năm 2004, Bộ Văn hoá - Thông tin đã tiến hành Hội nghị sơ kết nhằm đánh giá những kết quả đạt được sau 5 năm triển khai thực hiện Chỉ thị về công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá cũng như xây dựng đội ngũ cán bộ văn hoá - thông tin ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, miền núi. Bài viết giới thiệu một số nội dung chủ yếu được đặt ra tại Hội nghị này.
Tác giả: Nhã Hoa t.th.

Viện Dân tộc học: 35 năm xây dựng và phát triển (1968-2003) (29/09/2008)

Bài viết khái quát lịch sử hình thành và phát triển Viện Dân tộc học thuộc Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, chú trọng tổng kết kết quả, thành tựu đạt được của các công trình và đề tài nghiên cứu các dân tộc và văn hoá các dân tộc, góp phần quan trọng vào việc nhận diện, đánh giá trình độ phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá của các dân tộc ở Việt Nam, từ đó đề xuất các luận cứ khoa học phục vụ việc hoạch định và cụ thể hoá các chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến vấn đề dân tộc, phù hợp với đặc điểm từng vùng, từng tộc người.
Tác giả: Khổng Diễn

Các chuẩn giáo dục và chất lượng lực lượng lao động (29/09/2008)

Bài viết gồm các phần nội dung: 1) Giáo dục: các xu hướng của thế giới và khu vực; 2) Nguyên tắc xây dựng chuẩn giáo dục; 3) Mô hình các chuẩn giáo dục; 4) Phương pháp và thực tiễn xây dựng các chuẩn giáo dục; 5) Kinh nghiệm xây dựng các chuẩn giáo dục.
Tác giả: Pavlov Feliko; Thanh Xuân d.