Mười lăm năm Bản tin Tài liệu phục vụ nghiên cứu Viện Thông tin Khoa học xã hội (13/10/2008)

Bản báo cáo tổng kết 15 năm phục vụ của Bản tin Tài liệu phục vụ nghiên cứu của Viện Thông tin Khoa học xã hội với nguồn thông tin phong phú, đa dạng, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học, hoạt động quản lý xã hội và chỉ đạo thực tiễn.
Tác giả: Lại Văn Toàn

Cơ sở lý luận phát triển mô hình khu công nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta (13/10/2008)

Khái quát một số nét hiện trạng khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam, tác giả phân tích và làm rõ một số vấn đề lý luận về phát triển công nghiệp nói chung và khu công nghiệp nói riêng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Những vấn đề đó bao gồm: 1) Tính quy luật rút ngắn thời gian công nghiệp hoá - cơ sở hình thành mô hình khu công nghiệp. 2) Tính hiệu quả của sản xuất công nghiệp tập trung, với năng suất, chất lượng cao là nhân tố thúc đẩy sự ra đời và phát triển khu công nghiệp với quy mô và cơ cấu phù hợp. 3) Khu công nghiệp là nơi kết hợp sức cạnh tranh của doanh nghiệp với sức cạnh tranh kinh tế vĩ mô. 4) Khu công nghiệp còn là nơi đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao cho quá trình hiện đại hoá đất nước. 5) Phát triển các khu công nghiệp gắn liền với tiến trình đô thị hoá là xu hướng chung của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 6) Vai trò và xu hướng phát triển mô hình khu công nghiệp trong xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tác giả: Trần Ngọc Hiên

Nông trường sông Hậu - mô hình sản xuất công, nông nghiệp hiệu quả (13/10/2008)

Bài viết giới thiệu về Nông trường sông Hậu - lá cờ đầu của ngành nông trường quốc doanh ở Việt Nam, một bức tranh độc đáo về kinh tế - xã hội của nông thôn Nam bộ, vừa là doanh nghiệp nhà nước, vừa là chính quyền cơ sở, thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước, xứng đáng là doanh nghiệp nhà nước của dân và vì dân.
Tác giả: Nguyễn Văn Ân

Vị trí văn hoá làng trong truyền thống và bản sắc văn hoá dân tộc (13/10/2008)

Trong truyền thống và bản sắc văn hoá dân tộc, văn hoá làng có vị trí đặc biệt quan trọng. Làng không chỉ có ở Việt Nam, nhưng văn hoá làng là một đặc điểm độc đáo của văn hoá truyền thống Việt Nam. Bài viết đề cập đến vị trí và vai trò của văn hoá làng trong việc bảo vệ đất nước, ổn định xã hội, giữ gìn và phát triển thuần phong mỹ tục của Việt Nam trong truyền thống và hiện tại.
Tác giả: Thành Duy

Cải cách giáo dục trước thách đố của thế kỷ XXI (13/10/2008)

Edgar Morin là nhà xã hội học, nhân học và triết học nổi tiếng, hiện là Giám đốc nghiên cứu danh dự tại Trung tâm quốc gia Nghiên cứu khoa học (CNRS) nước Cộng hoà Pháp, Chủ tịch Hiệp hội Tư duy phức hợp (APC - Paris).
Tác giả: Edgar Morin; Phạm Khiêm Ích g.th.

Đối thoại giữa các nền văn hoá và văn minh vì hoà bình và phát triển bền vững (13/10/2008)

Thúc đẩy đối thoại giữa các nền văn hoá và văn minh luôn là một trọng tâm trong chương trình hoạt động, được thể hiện rõ trong bản Hiến chương thành lập (1946) của UNESCO. Trước những thay đổi có tính bước ngoặt lịch sử từ cuối thế kỷ XX, và đặc biệt là những biến động gần đây trên thế giới, xây dựng những nhịp cầu mới giữa các nền văn hoá và văn minh được xác định là một trong những nhiệm vụ trung tâm của UNESCO. Đối thoại giữa các nền văn hoá và văn minh được khẳng định là một trong những công cụ hữu hiệu nhất bảo đảm hoà bình, an ninh quốc tế, là cách thức để kiểm soát và lành mạnh hoá tiến trình toàn cầu hoá, bảo đảm sự phát triển bền vững của thế giới trong kỷ nguyên toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.
Tác giả: Khánh Vân t.th.

Tự do hoá kinh tế đối ngoại và thị trường lao động (13/10/2008)

Bài viết phân tích sự tác động của tự do hoá kinh tế đối ngoại đối với thị trường lao động, tập trung chủ yếu vào mối quan hệ giữa tự do hoá ngoại thương và việc làm; phân tích ảnh hưởng của cơ sở pháp lý của thị trường lao động đối với sự tác động của tự do hoá ngoại thương và tác động của tự do hoá ngoại thương đến chất lượng của lực lượng lao động.
Tác giả: Vishnevskaja N.; Mai Ly l.th.

Lòng nhân ái là bản chất chủ yếu của văn học (13/10/2008)

Văn học thường được gọi là nhân học. Nhưng văn học không chỉ là nhân học, bản chất chủ yếu của nó là lòng nhân ái. Nhân học đòi hỏi sự thật, song chỉ riêng một mình sự thật thì chưa đủ, mà cần phải thể hiện nó một cách tài nghệ và với tấm lòng yêu mến. Trong văn học cần có tất cả các yếu tố nhận thức, giáo dục và thẩm mỹ. Kết hợp cái tình cảm và cái duy lý là một nhiệm vụ không đơn giản. Nhà văn không chỉ cần thể hiện cảm xúc của mình mà còn cần phải cố gắng khơi gợi cảm xúc ở độc giả.
Tác giả: Rasul Gamzatov; Lê Sơn d.