Những dấu mốc phát triển tư duy kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam trong 20 năm đổi mới 1986-2006 (30/09/2008)
Bài viết tiến hành xem xét, nhìn nhận lại quá trình và những dấu mốc đổi mới tư duy kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam qua các kỳ Đại hội Đảng toàn quốc từ khoá V (1982) đến khoá X (2006), góp phần tạo điều kiện kiểm chứng sự đúng đắn và cung cấp kinh nghiệm, bài học cho việc tiếp tục đổi mới tư duy kinh tế; cho công cuộc phát triển, hội nhập sâu rộng hơn vào đời sống kinh tế quốc tế hiện nay.
Tác giả:
Nguyễn Văn Điển
Công bằng xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường và kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (30/09/2008)
Bài viết điểm qua một số mô hình kinh tế tiêu biểu trên thế giới xét từ góc độ giải quyết mối quan hệ giữa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với thực hiện công bằng xã hội; xem xét những thành tựu đã đạt được cũng như những vấn đề đặt ra trong việc kết hợp tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam qua hơn 20 năm đổi mới; đồng thời tiến hành cụ thể hoá hệ quan điểm và kiến nghị một số hướng giải pháp về thực hiện công bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thời gian tới.
Tác giả:
Phạm Xuân Nam
Nhận thức lại toàn cầu hoá và chỉ số toàn cầu hoá của Việt Nam trong 72 nước năm 2007 (30/09/2008)
Nếu trước đây, toàn cầu hoá hiện ra trong nhận thức chủ yếu là một hiện tượng đa diện, phức tạp, không dễ nắm bắt, thì ngày nay toàn cầu hoá dường như đã lộ diện một cách rõ hơn, dễ nhận biết hơn với những ảnh hưởng, ý nghĩa (thuận và nghịch) ít nhiều có thể đo đếm được. Bảng chỉ số toàn cầu hoá 2007 là một cố gắng lượng hoá trình độ toàn cầu hoá của các quốc gia theo hướng đó.
Tác giả:
Hồ Sĩ Quý
Vấn đề môi trường trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá (30/09/2008)
Cuốn sách “Vấn đề môi trường trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá” được tổng hợp từ kết quả nghiên cứu của đề tài nghiên cứu khoa học xã hội cấp nhà nước mã số KX.02.10 “Các vấn đề xã hội và môi trường trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá” thực hiện trong giai đoạn 2001-2005, do GS., TSKH. Vũ Hy Chương làm chủ biên và một tập thể các nhà khoa học tham gia, với mong muốn cung cấp những luận giải khoa học - những quan điểm và chính sách bảo vệ môi trường, góp phần vào việc xem xét, xử lý, khắc phục những mâu thuẫn nảy sinh giữa tăng trưởng kinh tế với yêu cầu bảo vệ môi trường, nhằm phục vụ tích cực chủ trương phát triển bền vững kinh tế - xã hội đất nước trong quá trình đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Việt Nam.
Nội dung cuốn sách được trình bày trong 3 chương: 1) Bảo vệ môi trường trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế - xã hội bền vững; 2) Đánh giá hiện trạng công tác bảo vệ môi trường trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Việt Nam; 3) Đề xuất những chính sách và giải pháp cần thiết về bảo vệ môi trường trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phát triển kinh tế - xã hội theo yêu cầu phát triển bền vững.
Tác giả:
Vũ Hy Chương ch.b.; Tùng Khánh l.th.
Chương trình đánh giá học sinh quốc tế PISA và nền giáo dục Phần Lan (30/09/2008)
Bài viết giới thiệu đôi nét về Chương trình đánh giá học sinh quốc tế PISA (Programme for International Student Assessment); phân tích tác động của chương trình này đối với nền giáo dục Phần Lan; xem xét một số đặc điểm và triết lý của hệ thống trường học toàn diện; đồng thời lý giải cho thành công của học sinh Phần Lan trong PISA nhờ đội ngũ giáo viên có trình độ cao và văn hoá nghề dạy học, nhờ những ưu điểm về phúc lợi và văn hoá trường học, nhờ tính linh hoạt của chương trình đào tạo và tự chủ sư phạm, và sự thuần nhất văn hoá giáo dục.
Tác giả:
Nguyễn Thành Huy
Công bằng xã hội trong quan niệm của một số nhà triết học chính trị Mỹ (30/09/2008)
Tác giả phân tích những quan niệm tiêu biểu về công bằng xã hội của hai nhà triết học chính trị Mỹ, đó là John Rawls (1921-2002) với Lý thuyết về công lý và luận điểm “công lý với tính cách là công bằng” và Iris Marion Young (1949-2006) với tác phẩm “Công bằng và chính trị học về sự khác biệt”.
Tác giả:
Nguyễn Minh Hoàn
Tại sao thế giới không phẳng? (30/09/2008)
Những người ủng hộ toàn cầu hoá đang mô tả về một thế giới không tồn tại. Thật là một chiến lược tốt để bán sách và thậm chí để mô tả một môi trường đầy tiềm năng mà một ngày nào đó có thể tồn tại. Bởi vì những câu chuyện ảo tưởng tràn lan như thế có xu hướng tồn tại tương đối ngắn, ngay cả khi chúng đạt tới sự thịnh hành rộng khắp, nên đơn giản là ta cũng có thể chờ đợi điều này sẽ chấm dứt. Nhưng những điểm mục tiêu còn quá cao xa cho điều đó. Các chính phủ tham gia vào thế giới phẳng dường như quá chú ý tới “sự ràng buộc vàng” mà Friedman đã nhấn mạnh trong cuốn “The Lexus and the Olive Tree”, vốn khẳng định rằng, nền kinh tế của một quốc gia ngày càng có ý nghĩa, còn vấn đề chính trị ngày càng ít quan trọng. Việc ủng hộ viễn cảnh về một thế giới hội nhập - hoặc tồi tệ hơn là việc dùng nó làm nền tảng cho việc lập ra chính sách - không chỉ là không hữu ích mà còn thực sự nguy hiểm.
Tác giả:
Pankaj Ghemawat; Vân Hà d.