Biến đổi cơ cấu xã hội ở Việt Nam trong tiến trình đổi mới (22/04/2010)

Trên cơ sở phân tích lý luận và khái quát hóa thực tiễn biến đổi cơ cấu xã hội ở Việt Nam thời kỳ đổi mới, tác giả bài viết trình bày một số nét biến đổi chính trong các phân hệ cơ cấu xã hội cơ bản: biến đổi cơ cấu xã hội giai cấp, giai tầng xã hội, biến đổi cơ cấu xã hội dân số, biến đổi cơ cấu xã hội lãnh thổ, tôn giáo và dân tộc.
Tác giả: Nguyễn Đình Tấn

Hội thảo quốc gia: “Các lý thuyết kinh tế chính trong bối cảnh phát triển mới và những vấn đề rút ra cho Việt Nam” (22/04/2010)

Hội thảo quốc gia “Các lý thuyết kinh tế chính trong bối cảnh phát triển mới và những vấn đề rút ra cho Việt Nam” do Hội đồng Lý luận trung ương chủ trì, được tổ chức tại Quảng Ninh trong hai ngày 22 và 23/1/2010, tập trung thảo luận 3 lý thuyết kinh tế chính: lý thuyết kinh tế của K. Marx, lý thuyết kinh tế của John Maynard Keynes, lý thuyết kinh tế của chủ nghĩa Tự do mới và khả năng vận dụng các lý thuyết này vào thực tiễn phát triển của Việt Nam.
Tác giả: Đặng Xuân Thanh t.th.

Hiện đại hóa văn học Việt Nam trong đối sánh khu vực Đông Á (22/04/2010)

Tác giả bài viết trình bày ba nhận xét sơ bộ về quá trình hiện đại hóa - quá trình tiếp cận và tiếp nhận văn minh phương Tây ở Việt Nam trong sự đối sánh với quá trình hiện đại hóa ở Trung Hoa, Hàn Quốc và Nhật Bản. Trong đó nhấn mạnh, sự khác biệt tồn tại là do đặc thù lịch sử của Việt Nam, do cách ứng xử của nhà cầm quyền là triều Nguyễn, do yêu cầu hiện đại hóa ở Việt Nam gắn liền với yêu cầu cách mạng hóa, đó là vấn đề mà cả Trung Hoa, Hàn Quốc và Nhật Bản đều không đặt ra.
Tác giả: Phong Lê

Nội các Trần Trọng Kim: bản chất, vai trò và vị trí lịch sử (22/04/2010)

Cuốn sách gồm ba chương chính. Chương I tập trung nghiên cứu, làm sáng tỏ hoàn cảnh lịch sử dẫn tới sự ra đời của Nội các Trần Trọng Kim. Chương II trình bày chi tiết các chủ trương, chính sách và hoạt động của Nội các Trần Trọng Kim. Chương III xem xét những cách đánh giá khác nhau về Nội các Trần Trọng Kim, đưa ra cách đánh giá mới của bản thân tác giả về bản chất, vai trò, những đóng góp tích cực và những hạn chế của Nội các Trần Trọng Kim, trên cơ sở đó nêu ý kiến đánh giá về vị thế lịch sử của Nội các này và hệ thống chính quyền bản xứ do nó lãnh đạo.
Tác giả: Phạm Hồng Tung; Việt Đức g.th.

Văn hóa và các lý thuyết phát triển (22/04/2010)

Bài viết gồm bốn phần nội dung: 1- Lý thuyết hiện đại hóa và sự thống trị của kinh tế học. 2- Các lý thuyết thay thế: Lý thuyết hệ thống thế giới và lý thuyết phụ thuộc. 3- Văn hóa liệu có phải là một nhân tố? 4- Lý thuyết đa dạng hóa và quan niệm mới về phát triển.
Tác giả: Lê Xuân Kiêu

Tăng Bạt Hổ - cánh tay đắc lực của phong trào Đông Du (22/04/2010)

Bài viết giới thiệu về thân thế sự nghiệp của sĩ phu yêu nước Tăng Bạt Hổ - một trong những đại biểu xuất sắc của phong trào canh tân đất nước, đổi mới tư duy trong những năm đầu thế kỷ XX, một nhân vật hướng đạo, luôn được dân tộc Việt Nam tôn vinh là tấm gương của truyền thống đấu tranh giải phóng dân tộc, nối liền giai đoạn cần vương chống Pháp thất bại đến với giai đoạn chống Pháp thắng lợi.
Tác giả: Trần Minh Đức

“Sự cáo chung của lịch sử” - 20 năm nhìn lại (22/04/2010)

Bài viết là nội dung cuộc phỏng vấn của Nathan Gardels, Tổng biên tập Tạp chí “New Perspectives Quarterly” với Francis Fukuyama, tác giả cuốn sách “Sự cáo chung của lịch sử và con người cuối cùng” (1992) về những điểm còn giữ nguyên giá trị cũng như những điểm đã thay đổi trong luận đề về “sự cáo chung của lịch sử” sau khoảng thời gian 20 năm tranh luận và kiểm chứng.
Tác giả: F. Fukuyama; Lê Xuân d.