Tiến bộ xã hội: một số vấn đề về mô hình phát triển ở Đông Á và Đông Nam Á (03/05/2012)
“Tiến bộ xã hội: một số vấn đề về mô hình phát triển ở Đông Á và Đông Nam Á” là cuốn sách mà Nhà xuất bản Tri thức vừa cho ra mắt bạn đọc tháng 3/2012. Tác giả cuốn sách là GS.TS. Hồ Sĩ Quý, Viện trưởng Viện Thông tin Khoa học xã hội. Sách dày 276 trang, gồm 3 chương: chương I. “Tăng trưởng, phát triển, phát triển bền vững và tiến bộ xã hội: những quan điểm cơ bản”; chương II. “Vấn đề mô hình phát triển Đông Á và Đông Nam Á”; và chương III. “Phát triển và tiến bộ ở Việt Nam: một số vấn đề nhìn từ kinh nghiệm Đông Á và Đông Nam Á”. Nội dung cuốn sách được phát triển ý tưởng từ những nội dung của một đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ do tác giả làm chủ nhiệm. Cuốn sách tập trung bàn về những vấn đề cấp bách thuộc lý thuyết tiến bộ xã hội và những vấn đề nóng đang tranh cãi về mô hình phát triển ở Đông Á và Đông Nam Á. Cuốn sách cũng chỉ ra nhiều gợi ý cho sự phát triển ở Việt Nam. Nội dung bài viết là phần chủ yếu của “Lời nói đầu” cuốn sách.
Tác giả:
Hồ Sĩ Quý; Quốc Việt g.th.
Chiến tranh và hòa bình ở thời hiện đại - phương diện triết học xã hội (03/05/2012)
Ở thời hiện đại, lưỡng đề chiến tranh và hòa bình đã được đặt thành một vấn đề toàn cầu gay gắt nhất, khiến cho nó trở thành vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự sống còn của nhân loại. Nhiều cuộc chiến tranh xuất hiện, như một hiện tượng lịch sử - xã hội, đã đạt tới giới hạn đe dọa bản thân sự tồn tại của loài người. Quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ cũng là yếu tố khiến vấn đề chiến tranh và hòa bình mang màu sắc mới, đòi hỏi phải được làm sáng tỏ về phương diện triết học xã hội. Đây chính là nội dung mà bài viết muốn đề cập.
Tác giả:
Nguyễn Đắc Lý
Quyền lực công chúng và sự mở rộng dân chủ trong xã hội hiện đại (03/05/2012)
Trong thế kỷ XXI, sự bùng nổ các phương tiện truyền thông mới đã khiến thế giới truyền thông dịch chuyển từ “quyền lực thứ tư” - quyền lực của báo chí sang “quyền lực thứ năm” - quyền lực công chúng và quyền lực này ngày càng giữ vai trò điều chỉnh cách thức tồn tại và phát triển của xã hội hiện đại. Nhận thức, sử dụng đúng đắn và kịp thời, hiệu lực và hiệu quả quyền lực của công chúng - quyền lực của nhân dân thông qua các phương tiện truyền thông hiện đại là một vấn đề mới mẻ và không ít phức tạp. Do vậy, việc xây dựng và hoàn thiện các chủ trương, chính sách và luật pháp đáp ứng yêu cầu sử dụng quyền lực công chúng phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ngày càng trở nên cần thiết.
Tác giả:
Lê Minh Quân, Bùi Việt Hương
Ảnh hưởng của Phật giáo Hòa Hảo đối với người ngoài đạo hiện nay (trường hợp tỉnh An Giang) (03/05/2012)
Bài viết cung cấp số liệu khảo sát thu thập được từ hai địa bàn huyện Phú Tân và thành phố Long Xuyên, chứng minh ảnh hưởng của Phật giáo Hòa Hảo đối với những người ngoài đạo ở An Giang hiện nay, thể hiện ở các góc độ: 1- Sự hiểu biết của người ngoài đạo về Phật giáo Hòa Hảo. 2- Sự quan tâm của người ngoài đạo đối với Phật giáo Hòa Hảo. 3- Mức độ ảnh hưởng của Phật giáo Hòa Hảo đối với người ngoài đạo. 4- Những phương diện ảnh hưởng của Phật giáo Hòa Hảo đối với người ngoài đạo.
Tác giả:
Võ Văn Thắng, Đỗ Anh Thư
Về vấn đề dịch tác phẩm triết học Marx-Lenin từ tiếng Nga (03/05/2012)
Tác giả bài viết đề cập đến hai vấn đề cơ bản: Một là những vấn đề nảy sinh trong quá trình dịch các tác phẩm triết học, trong đó có đưa ra khái niệm “độ vênh” của các nền văn hóa như là một trong những khó khăn khách quan của việc dịch; đồng thời chỉ ra một số nguyên nhân chủ quan của dịch giả dẫn đến việc dịch không chính xác. Hai là một số thực trạng của các văn bản dịch các tác phẩm triết học Marx-Lenin từ tiếng Nga ở nước ta hiện nay, trong đó có chỉ ra một số đoạn văn bản dịch không chính xác trong tác phẩm “K. Marx và F. Engels toàn tập” và trong “Bút ký triết học” V. I. Lenin; đồng thời đưa ra cách dịch của mình và kiến nghị một số giải pháp khắc phục những sai sót trong việc dịch.
Tác giả:
Nguyễn Gia Thơ
Các mô hình hiện đại phát triển khoa học nhân văn dạng số hóa (03/05/2012)
Bài viết xem xét các mô hình thực tiễn nghiên cứu mở rộng phạm vi của khoa học nhân văn hiện đại dạng số hóa: điện toán khoa học nhân văn, tin học hóa khoa học nhân văn, khoa học nhân văn dạng số hóa, khoa học nhân văn điện tử, các nghiên cứu dạng số hóa trong khoa học nhân văn, nghiên cứu đa phương tiện mới, khoa học nhân văn trên mạng, khoa học nhân văn ngữ nghĩa. Tác giả bài viết cũng đặc biệt chú ý đến các phương thức nảy sinh, đặc trưng về chế định, những nét tương đồng, khác biệt giữa các mô hình.
Tác giả:
E. Ju. Zhuravleva; Hoài Phúc d.