Về tầng lớp trung lưu trong lịch sử và những gợi mở cho xã hội Việt Nam hiện nay (15/04/2013)
Bài viết cung cấp các thông tin giúp nhận diện và hiểu biết về tầng lớp trung lưu trên thế giới và ở Việt Nam trong lịch sử cũng như ở giai đoạn hiện tại. Tác giả bài viết nhấn mạnh, đã đến lúc phải thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa việc trung lưu hóa xã hội một cách chủ động, tích cực; cần có những nghiên cứu thấu đáo về tầng lớp này để từ đó có đường lối, chính sách, lộ trình, giải pháp thích hợp nhằm thúc đẩy tầng lớp trung lưu ở Việt Nam phát triển theo đúng định hướng và phát huy tốt nhất vai trò to lớn của họ trong tiến trình chấn hưng đất nước.
Tác giả:
Nguyễn Đình Tấn
Về “Lý thuyết phê phán” xã hội của trường phái Frankfurt trong ba thập niên cuối thế kỷ XX (15/04/2013)
Nối tiếp các định hướng triết học xã hội cơ bản của trường phái Frankfurt, lý thuyết phê phán xã hội hiện đại vẫn là một trào lưu tư tưởng độc đáo, giữ một vị trí quan trọng trong triết học xã hội phương Tây. Nó xuất hiện trong bối cảnh tranh luận về khủng hoảng của tính duy lý triết học và về chủ nghĩa hậu hiện đại, thể hiện là một chiến lược xác định trong xây dựng lý luận về những thực tại của thế giới đang đổi thay. Những yếu tố cơ bản của chiến lược này là: 1- xét lại và phê phán một cách nội tại thời hiện đại dựa trên cơ sở vạch ra cấu trúc phức tạp của nó, và chỉ ra “trò chơi” của tự do và của thống trị dưới các hình thức sinh hoạt xã hội và tư duy hiện đại; 2- hình thành “suy lý” kết hợp khai sáng triết học với nghiên cứu xã hội liên ngành; và 3- xây dựng tri thức về lĩnh vực chính trị.
Tác giả:
Nguyễn Chí Hiếu
Chức năng của gia đình dưới tác động của kinh tế thị trường hiện nay (15/04/2013)
Bài viết phân tích tác động hai mặt của nền kinh tế thị trường hiện nay đến chức năng sinh sản, chức năng kinh tế, chức năng giáo dục của gia đình Việt Nam; đề xuất một số giải pháp phát huy những tác động tích cực đồng thời phòng ngừa, hạn chế những tác động tiêu cực của kinh tế thị trường, giúp gia đình thực sự trở thành tổ ấm của mọi thành viên, là tế bào lành mạnh của xã hội, và đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp xây dựng đất nước giàu mạnh theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tác giả:
Phạm Thị Bình
Giáo dục pháp luật cho vị thành niên hiện nay (trường hợp tại Quảng Ninh) (15/04/2013)
Dựa trên kết quả khảo sát đề tài “Giáo dục pháp luật cho con cái trong gia đình hiện nay” của tác giả được thực hiện tại huyện Đông Triều và Tp. Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) với dung lượng mẫu khảo sát là 600 (trong đó có 300 học sinh và 300 phụ huynh), bài viết nhằm làm rõ thực trạng giáo dục pháp luật cho trẻ vị thành niên tại Quảng Ninh hiện nay, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật cho trẻ vị thành niên.
Tác giả:
Đoàn Thị Thanh Huyền
Ứng phó của các nước Đông Bắc Á với sự biến đổi cơ cấu dân số (15/04/2013)
Bài viết gồm hai phần nội dung: 1- Thực trạng vấn đề biến đổi cơ cấu dân số ở các nước Đông Bắc Á: tỷ suất sinh giảm mạnh, già hóa dân số nhanh chóng. 2- Các giải pháp ứng phó: thực hiện chế độ bảo hiểm chăm sóc lâu dài, khuyến khích lao động cao tuổi, khuyến khích sinh đẻ, thực hiện các biện pháp nâng cao sức khỏe người cao tuổi, khuyến khích người cao tuổi tham gia các hoạt động xã hội, hòa nhập cộng đồng, quan tâm đến điều kiện sống của người cao tuổi.
Tác giả:
Trần Thị Nhung
Chiến lược phát triển của Liên bang Nga những thập kỷ đầu thế kỷ XXI và sự lựa chọn đột phá, cách tân (15/04/2013)
Bài viết tổng hợp và phân tích định hướng chiến lược phát triển của Nga trên một số lĩnh vực trọng yếu như ngoại giao, kinh tế, quân sự - quốc phòng và khoa học - công nghệ trong những thập kỷ đầu thế kỷ XXI theo định hướng đột phá, cách tân, phát huy tối đa vai trò và trách nhiệm của nhà nước trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là trong việc chiếm lĩnh và phổ cập khoa học kỹ thuật, cơ cấu lại nguồn lực để phát triển bền vững trong dài hạn.
Tác giả:
Đặng Thị Phương Hoa
“Mùa xuân Arab” và chính sách của các cường quốc châu Âu (15/04/2013)
Châu Âu gặp rất nhiều khó khăn trong việc giúp đỡ các nước bị ảnh hưởng bởi “Mùa xuân Arab”. Tuyên bố là người ủng hộ nền dân chủ, họ không thể không hành động khi cộng đồng trong nước và truyền thông tự do kêu gọi các hành động chống đối. Các quốc gia châu Âu tự nguyện làm việc này vì họ biết rõ mối quan hệ của các nhà độc tài Arab không bền vững. Khi những nước như Qatar, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất xích lại thành một khối chống lại các nhà độc tài phi tôn giáo Arab, việc thay đổi tiến trình chính trị đã trở nên quá muộn. Các chính phủ châu Âu ngạc nhiên nhận ra, trên thực tế họ đang ủng hộ các nhóm Hồi giáo cực đoan, và thậm chí cả những đại diện của Al-Qaeda. Trong khi đó, tiến trình tiêu diệt các nhà độc tài phi tôn giáo hứa hẹn mang lại những lợi ích nhất định: củng cố vị thế của các đồng minh kinh tế, xây dựng những viễn cảnh phát triển kinh tế nhanh chóng của các nước xuất khẩu dầu mỏ. Hơn thế, Trung Đông đã bắt đầu xây dựng các cụm kinh tế bao gồm cả các ngành chế biến dầu mỏ và các trung tâm tài chính. Như vậy, chính sách của các chính phủ châu Âu không còn là nghịch lý như cái chúng ta vẫn tưởng từ cái nhìn ban đầu.
Tác giả:
V. M. Sergeev; Kim Anh d.