Di sản truyền thống: Dân chủ hay thiếu dân chủ (12/04/2015)
Dân chủ chỉ với nghĩa đơn giản nhất “dân là chủ” trên thực tế chưa hề có ở thiết chế dân chủ làng xã Việt Nam, tức là chưa hề có ở xã hội Việt Nam truyền thống. Còn với nghĩa phức tạp hơn, sâu sắc hơn “dân chủ là quyền lực thuộc về số đông, các thiết chế xã hội được trao quyền để thực thi quyền lực của số đông, của cộng đồng” thì còn xa lạ hơn với xã hội Việt Nam truyền thống. Thực tế này là không thể lảng tránh. Và thực tế này là “gánh nặng di sản” đối với các thế hệ sau.
Tác giả:
Hồ Sĩ Quý
Sự phê phán của Marx và Engels về thực chất của công bằng xã hội (12/04/2015)
Trong lịch sử, có nhiều quan niệm về công bằng xã hội được bàn đến dưới nhiều dạng khác nhau và nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, chỉ đến chủ nghĩa Marx, quan niệm về công bằng xã hội mới thực sự là cơ sở lý luận trong việc xác định mục tiêu giải phóng con người thoát khỏi chế độ xã hội áp bức và bất công. Đặc biệt, trên cơ sở chỉ ra thực chất của cái gọi là công bằng xã hội trong chủ nghĩa tư bản, các nhà kinh điển macxit đã làm rõ sự khác biệt căn bản giữa công bằng trong chủ nghĩa tư bản và công bằng xã hội trong chủ nghĩa cộng sản tương lai.
Tác giả:
Nguyễn Minh Hoàn
Tìm hiểu một số quan điểm và hướng tiếp cận về công bằng xã hội (12/04/2015)
Tìm hiểu một số quan điểm và hướng tiếp cận về công bằng xã hội; góp phần hệ thống hóa, phân tích sự vận động của nội hàm khái niệm công bằng xã hội trên lát cắt khoa học và trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại, các tác giả bài viết trình bày sáu phần nội dung: 1- Công bằng xã hội như là thước đo, mục tiêu, động lực của sự phát triển xã hội. 2- Công bằng xã hội như là nguyên tắc, giá trị và chuẩn mực điều chỉnh quan hệ xã hội. 3- Công bằng xã hội và mối quan hệ với sự bình đẳng xã hội. 4- Các dạng thức công bằng xã hội. 5- Những giới hạn lịch sử và sự kỳ vọng về công bằng xã hội. 6- Thay lời kết.
Tác giả:
Đỗ Văn Quân, Đào Thị Anh Thủy
Về chính sách xuất nhập khẩu của Trung Quốc từ sau cải cách 1978 và một số gợi ý cho Việt Nam (12/04/2015)
Bài viết giới thiệu những thành tựu và kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc đẩy mạnh phát triển lĩnh vực ngoại thương, đặc biệt là sự phù hợp, hiệu quả của các chính sách đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu nước này sau hơn 30 năm tiến hành cải cách kinh tế; góp phần mang lại những thông tin hữu ích, làm cơ sở giúp các nhà quản lý kinh tế Việt Nam đưa ra các chính sách phát triển ngoại thương thành công hơn cho doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới.
Tác giả:
Trương Tuấn Anh
Vài nét về văn tuyển Hán Nôm thời Nguyễn (12/04/2015)
Bước đầu tiếp cận vốn văn tuyển Hán Nôm thời Nguyễn, tác giả bài viết trình bày ba phần nội dung: 1- Tiền đề cho sự hình thành và phát triển văn tuyển Hán Nôm thời Nguyễn. 2- Sự phát triển của văn tuyển Hán Nôm thời Nguyễn. 3- Một số quan điểm biên tuyển sách thời Nguyễn.
Tác giả:
Nguyễn Thị Hiền
Về hoạt động bào chữa của luật sư trong tố tụng hình sự ở số nước trên thế giới (12/04/2015)
Hoạt động bào chữa của luật sư tại Việt Nam hiện nay còn tồn tại những hạn chế, bất cập ảnh hưởng đến chất lượng bào chữa. Do đó, nghiên cứu các quy định về hoạt động bào chữa của luật sư tại một số nước trên thế giới, kết hợp một số chuẩn mực pháp lý quốc tế về quyền bào chữa, nhằm rút ra những nhận định ban đầu có tính gợi mở cho việc nâng cao hiệu quả bào chữa của luật sư trong tố tụng hình sự Việt Nam có ý nghĩa quan trọng. Đây là mục đích và nội dung chính của bài viết.
Tác giả:
Đặng Trần Thanh Ngọc
Về kỹ năng sống của học sinh trung học cơ sở (12/04/2015)
Nội dung bài viết góp phần khái quát một số đặc điểm tâm, sinh lý của lứa tuổi học sinh trung học cơ sở và những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành, phát triển kỹ năng sống của các em; đồng thời làm rõ thực trạng kỹ năng sống của học sinh trung học cơ sở hiện nay qua kết quả khảo sát thực tế tại một số tỉnh thành, từ đó đưa ra một số đề xuất nhằm góp phần phát triển kỹ năng sống cho các em học sinh lứa tuổi này.
Tác giả:
Vũ Văn Long