Kinh tế thế giới và Việt Nam 2014-2015: Nỗ lực phục hồi để chuyển sang quỹ đạo tăng trưởng mới (16/04/2016)
Cuốn sách “Kinh tế thế giới và Việt Nam 2014-2015: Nỗ lực phục hồi để chuyển sang quỹ đạo tăng trưởng mới” do Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thắng chủ biên (Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2015) sẽ đem đến cho bạn đọc một bức tranh tổng quan về kinh tế thế giới, các nước và khu vực năm 2014 và những tháng đầu năm 2015; đồng thời phân tích các đặc điểm nổi bật của kinh tế Việt Nam năm 2014 và những tháng đầu năm 2015 đặt trong hành trình 30 năm Đổi mới dựa trên khung phân tích chính sách. Tạp chí Thông tin Khoa học xã hội trân trọng giới thiệu tóm tắt nội dung chính của cuốn sách cùng bạn đọc.
Tác giả:
Nguyễn Xuân Thắng
Việt Nam trong mối quan hệ trung tâm - ngoại vi nhìn từ lý thuyết không gian văn hóa - xã hội (16/04/2016)
Mối quan hệ trung tâm - ngoại vi hiện nay là trung tâm - ngoại vi trong không gian văn hóa - xã hội của “thế giới phẳng”, vượt khỏi không gian sinh thái. Nó đòi hỏi chúng ta phải thay đổi cách nhìn truyền thống về một không gian văn hóa - xã hội ba chiều khép kín. Đó là tinh thần của vấn đề lựa chọn trung tâm trong thế giới toàn cầu hóa, nếu chúng ta không muốn bị tụt hậu mãi ở vị thế ngoại vi. Bài viết trình bày nội dung một số lý thuyết không gian văn hóa - xã hội, từ đó định vị Việt Nam trong mối quan hệ trung tâm - ngoại vi nhìn từ những lý thuyết này.
Tác giả:
Nguyễn Văn Dân
Về phạm trù quyền lực chính trị trong chính trị học hiện đại (16/04/2016)
Chính trị học hiện đại (từ nửa sau thế kỷ XX trở lại đây) vừa tiếp tục những hướng nghiên cứu đã có, vừa có những hướng nghiên cứu mới, làm sáng tỏ hơn nhiều vấn đề quan trọng và có ý nghĩa về quyền lực - phạm trù trung tâm, xuất phát của chính trị học. Cụ thể, chính trị học hiện đại đã xem xét phạm trù quyền lực chính trị theo nhiều hướng tiếp cận khác nhau; phân tích sâu hơn chức năng và cấu trúc (bao gồm chủ thể, đối tượng, nguồn gốc, cơ sở và nguồn lực) của quyền lực chính trị; xác định rõ hơn các đặc trưng (thuộc tính cơ bản) của quyền lực chính trị; phân tích sâu hơn những phương thức tổ chức, thực thi quyền lực chính trị; và phân tích rõ hơn những yếu tố cơ bản đảm bảo tổ chức và thực thi quyền lực chính trị.
Tác giả:
Lê Minh Quân
Tổng quan các quan điểm về quản lý trường hợp trong công tác xã hội và khả năng ứng dụng ở Việt Nam (16/04/2016)
Quản lý trường hợp là một trong các phương pháp can thiệp của công tác xã hội, có thể được hiểu như là một tiến trình của công tác xã hội, một cách thức giúp các thân chủ được tiếp cận các dịch vụ trợ giúp xã hội. Đây là một chủ đề nghiên cứu rộng khắp ở nhiều quốc gia trên thế giới trong lĩnh vực công tác xã hội, và có lịch sử phát triển lâu dài. Bài viết tổng quan các quan điểm gần đây về quản lý trường hợp qua hệ thống các quan niệm và chức năng, từ đó đề xuất một số hàm ý về ứng dụng trong bối cảnh Việt Nam hiện nay.
Tác giả:
Trần Văn Kham
Rào cản đối với phụ nữ tham chính ở Việt Nam qua cách tiếp cận thiết chế giới (16/04/2016)
Dựa trên kết quả nghiên cứu đề tài “Lý thuyết Thiết chế giới và phụ nữ trong lãnh đạo chính trị: Trường hợp của Việt Nam” (mã số 13.1-2011.15) do quỹ NAFOSTED tài trợ, bài viết phân tích một số rào cản đối với phụ nữ tham chính từ cách tiếp cận của thiết chế giới như các nguyên tắc, chuẩn mực, khung pháp lý chi phối hành vi của các chủ thể chính trị trong quá trình xem xét, cân nhắc và ủng hộ sự tham chính của phụ nữ.
Tác giả:
Đặng Ánh Tuyết
Từ nghiên cứu về sinh kế đến những vấn đề đặt ra đối với nghiên cứu sinh kế của phụ nữ làm mẹ đơn thân ở Việt Nam (16/04/2016)
Bài viết điểm lại những nghiên cứu trong và ngoài nước về sinh kế nói chung và sinh kế của phụ nữ nói riêng để nhận ra những khoảng trống cần được dần lấp đầy qua việc triển khai các nghiên cứu trong tương lai về sinh kế của phụ nữ làm mẹ đơn thân; cũng để nhận ra những quan điểm lý thuyết hữu ích giúp phân tích thực tế sinh kế của phụ nữ làm mẹ đơn thân ở những địa bàn nghiên cứu cụ thể. Từ đó, bài viết nêu lên những chiều cạnh nên đi sâu tìm hiểu trong hướng nghiên cứu về sinh kế của phụ nữ làm mẹ đơn thân ở Việt Nam.
Tác giả:
Võ Thị Cẩm Ly
Xã hội dân sự bị kiềm chế (16/04/2016)
Sau khi bức tường Berlin sụp đổ, nhiều quốc gia đã nhận thấy tầm quan trọng của việc bảo vệ xã hội dân sự. Nhưng giờ đây, nhiều quốc gia lại đang “rút ruột” xã hội dân sự. Viện mọi lý lẽ, các chính phủ cảm thấy bị những tổ chức kiểu này đe dọa đã áp đặt lệnh cấm đối với xã hội dân sự. Những chính phủ này có thể làm như vậy một phần vì khái niệm căn bản của xã hội dân sự đang tiếp tục được xây dựng, tranh luận, có lúc là tranh cãi kịch liệt. Kết quả của những tranh luận này sẽ hình thành tương lai của xã hội dân sự trong những thập niên tới đây.
Tác giả:
Douglas Rutzen; Tôn Quang Hòa d.